TP. Châu Đốc là nơi tham quan tuyệt vời cho những người có đam mê khám phá, khảo sát lịch sử, văn hóa, tôn giáo và ẩm thực địa phương.
Cách đây khoảng 300 năm, Châu Đốc đã trở thành điểm hội tụ đa dạng văn hóa, không chỉ của người Việt mà còn bao gồm người Khmer, Chăm, Hoa… Điều này đã tạo nên nét đặc biệt và độc đáo cho văn hóa – du lịch nơi đây.
Khi đặt chân đến Châu Đốc, du khách sẽ bừng tỉnh trước vẻ đẹp của những con phố rực rỡ, những ngôi nhà khang trang, các dự án khu đô thị xây dựng đang bừng sáng, sự tấp nập của người và xe cộ. Tất cả tạo nên một bức tranh sôi động, tràn đầy tiềm năng của một thành phố trẻ đang tiến lên trên con đường phát triển. Hãy đến và khám phá Châu Đốc ngay hôm nay!
Thành phố Châu Đốc – Đô thị hứa hẹn giàu triển vọng
Thành phố Châu Đốc có diện tích tự nhiên trên 10.500 ha với hơn 127.000 dân, được chia thành 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường, 2 xã; là trung tâm kinh tế, văn hóa, trung tâm du lịch của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhờ vào tiềm năng và vị trí địa lý đặc biệt “Tiền Tam Giang, Hậu Thất Lĩnh”; là nơi giao nhau giữa sông Hậu và sông Châu Đốc, có đường biên giới tiếp giáp Huyện Praychusa, Vương quốc Campuchia trên 16km; là đầu mối đến 4 cửa khẩu quốc tế và quốc gia: Tịnh Biên, Vĩnh Xương (Thị xã Tân Châu), Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông (Huyện An Phú).
Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL với Vương quốc Campuchia và các nước Đông Nam Á bằng đường thủy lẫn đường bộ.
Bên cạnh những danh lam thắng cảnh hữu tình, ngã ba sông thơ mộng, Châu Đốc còn có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử thời kỳ mở đất, trong đấu tranh chống ngoại xâm và chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam, như: Kênh Vĩnh Tế, Pháo đài núi Sam, Căn cứ B2, khu vực Ba Ông Đá.
Ngoài ra, Châu Đốc còn có các di tích được xếp hạng cấp quốc gia như miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng ông Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Phước Điền, đình thần Châu Phú, đình thần Vĩnh Ngươn… Cùng với đó, là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các mặt hàng khô, mắm truyền thống nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Châu Đốc cho biết, với tiềm năng sẵn có, mỗi năm Châu Đốc đón trên 4 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, hành hương, nghiên cứu; chiếm 80% lượng du khách toàn tỉnh, nhất là dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam-lễ hội cấp quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có trên 4,1 triệu lượt khách đến Châu Đốc tham quan du lịch, hành hương; doanh thu đạt gần 3.397 tỷ đồng, tăng 2,45% so cùng kỳ và đạt trên 50% so kế hoạch năm 2018.
Châu Đốc được xem là một trong những thành phố trẻ phát triển tiềm năng hiện nay. Với những điều kiện, cơ sở quan trọng đã có sẵn, Châu Đốc đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch xây dựng và thu hút các dự án đầu tư để nâng cao chất lượng quản lý đô thị cũng như mở rộng quy mô phát triển. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thành phố trong tương lai, vì vậy các nhà đầu tư cần lưu ý cơ hội đầu tư tại đây.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Châu Đốc để tìm cơ hội đầu tư và quyết định đầu tư với hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi đang được xây dựng; các dự án kinh tế-xã hội đã và đang được triển khai. Trong đó có thể kể đến dự án Phúc An Asuka đang là tâm điểm gây sự chú ý tới cư dân khu vực và người dân, khách du lịch từ các nơi khác đến. Với quy mô 66ha, Trần Anh Group đã cho triển khai xây dựng các hạng mục nhà phố, biệt thự, shophouse,… và tổ hợp tiện ích nội khu cực kỳ lớn nhằm phục vụ tối ưu nhất về nhu cầu lưu trú dài ngày và tham quan của du khách.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố Châu Đốc đang đẩy mạnh quy hoạch tổng thể khu trung tâm thương mại, Khu du lịch cáp treo núi Sam… tất cả đang tạo nên quy mô và tầm vóc của một thành phố du lịch trọng điểm không chỉ của tỉnh An Giang, vùng ĐBSCL mà còn là của cả nước.
Châu Đốc – Xây dựng thành phố du lịch thông minh
Các chỉ tiêu chủ yếu về dịch vụ, thương mại, du lịch, thu ngân sách… của thành phố Châu Đốc đều đạt và vượt kế hoạch hàng năm. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng và đưa vào sử dụng 15 công trình, với tổng kinh phí 610 tỷ đồng. Đặc biệt, 100% xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, đưa Châu Đốc là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh của tỉnh An Giang hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai của một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết, Châu Đốc xác định du lịch văn hóa tâm linh là sản phẩm đặc trưng và là tiềm năng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của địa phương.
Chính vì vậy, địa phương đã rất nỗ lực với nhiều giải pháp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch… Trong đó, chú trọng việc đầu dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ với tổng kinh phí 486 tỷ đồng, gồm các hạng mục công trình phục vụ du khách như: đền thuyết tháp, chùa, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, hệ thống cáp treo.
Trong đó, ưu tiên một số dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhằm “giữ chân” du khách… Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL trong việc khai thác các tiềm năng về du lịch tâm linh; từng bước hình thành các tour du lịch liên hoàn, hấp dẫn; phấn đấu thu hút lượng khách tham quan hàng năm tăng 5 – 10%.
Theo ông Trần Quốc Tuấn, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, xứng đáng là một thành phố du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL, trong thời gian tới, Thành phố Châu Đốc sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng và khai thác triệt để thế mạnh sẵn có với định hướng đến năm 2023, phấn đấu xây dựng Châu Đốc trở thành thành phố thương mại-du lịch văn minh hiện đại, gắn với tăng trưởng xanh, là thành phố du lịch thân thiện vì con người.
Hy vọng trong thời gian sớm nhất chúng ta sẽ thấy được sự lột xác ngoạn mục với diện mạo mới và đẳng cấp hơn của thành phố Châu Đốc.