TP. Châu Đốc: Định hướng phát triển giai đoạn 2023 – 2030 [Theo Kết luận số 23-KL/TU]

TP. Châu Đốc: Định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2030 [Theo Kết luận số 23-KL/TU] 3

Năm 2022, TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) đón hơn 4 triệu lượt khách DL, tăng 3,31 lần so cùng kỳ, đạt 100,88% so kế hoạch năm. Theo Kết luận số 23-KL/TU Thành phố Châu Đốc quyết tâm xây dựng và phát triển thành trung tâm du lịch của tỉnh An Giang.

Châu Đốc là thành phố tọa lạc trên vùng đất rộng lớn thuộc khu du lịch quốc gia núi Sam, nơi đây được biết đến với quần thể di tích văn hóa – lịch sử độc đáo và cấp quốc gia. Đặc biệt, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đã hoàn thành hồ sơ khoa học trình UNESCO xét duyệt công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mỗi năm, thành phố Châu Đốc thu hút hơn 4 triệu lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tôn giáo của địa phương.

Kết luận số 23-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh An Giang

Kết luận số 23-KL/TU, ngày 12/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, trong những năm qua, Châu Đốc tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng chất các tiêu chí đô thị loại II trong giai đoạn 2023 – 2023. Thực hiện tốt quy hoạch chung thành phố Châu Đốc đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong thời gian từ nay đến năm 2025, định hướng đến 2030, Đảng bộ thành phố tiếp tục đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Châu Đốc như sau:

  • Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng lợi thế và tăng cường liên kết vùng, hợp tác liên tỉnh để phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ
  • Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và công trình du lịch, đến năm 2025 thành phố Châu Đốc cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, trở thành đô thị du lịch thông minh, là trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ, cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh và Đồng bằng sông Cửu Long
  • Hoàn thành các công trình dự án du lịch tạo dấu ấn đột phá cho phát triển du lịch
  • Tạo quỹ đất để mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng
  • Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
  • Xây dựng lực lượng vũ trang và hệ thống công trình quốc phòng
  • Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và cải cách hành chính để xây dựng chính quyền số, kinh tế và xã hội số, đô thị thông minh
  • Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

>>> Nội dung liên quan: Thành phố Châu Đốc “tiên phong” trong sự đổi mới, phát triển

TP. Châu Đốc: Định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2030 [Theo Kết luận số 23-KL/TU] 4

Phát triển thành phố Châu Đốc trở thành đô thị thương mại – du lịch của An Giang

Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch, triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực như:

  • Xây dựng đề án và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Sam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
  • UBND tỉnh phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam đến năm 2030.
  • Lập hồ sơ khoa học Khu di tích danh lam thắng cảnh núi Sam đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trình UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Thu hút đầu tư, phát triển khu du lịch núi Sam với các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới, có chất lượng cao.

Cùng với tranh thủ sự hỗ trợ vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố như cầu Cồn Tiên – nối liền Châu Đốc – An Phú, đường tránh Long Xuyên, Quốc lộ 91 – Quốc lộ N1, hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1, chuẩn bị xây dựng cầu Châu Đốc, tuyến nối liền Châu Đốc, – Tân Châu và các địa phương lân cận, và từng bước hoàn thiện các tuyến đường giao thông nội thị, mở rộng không gian đô thị, nâng chất các tiêu chuẩn đô thị loại II.

Đồng thời, Châu Đốc đã tập trung ưu tiên các công trình trọng điểm, thiết yếu, hạ tầng giao thông kết nối khu vực trung tâm và các trục giao thông đầu mối.

Đến nay, thành phố Châu Đốc có 77 công trình được thực hiện đầu tư và đã đưa vào khai thác sử dụng, trị giá hơn 820 tỷ 965 triệu đồng; mời gọi 60 doanh nghiệp tham gia đầu tư 28 dự án, với tổng mức đầu tư trên 4.785 tỷ đồng; đã triển khai thực hiện 13 dự án với tổng giá trị đầu tư là hơn 1.053 tỷ đồng. Từ đó, góp phần đưa diện mạo đô thị thành phố Châu Đốc ngày càng khang trang, hướng gần đến đô thị văn minh, xanh – sạch – đẹp, an toàn.

TP. Châu Đốc: Định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2030 [Theo Kết luận số 23-KL/TU] 5

05 năm tới, Tp. Châu Đốc tiếp tục phát triển du lịch theo chiều sâu, thương mại và dịch vụ, kinh tế biên giới. Tăng cường hơn nữa khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch, phát triển đồng bộ, đa dạng loại hình du lịch trên nền tảng thế mạnh du lịch tâm linh sẵn có.

Với sự quyết tâm của Đảng bộ cùng với sự đoàn kết của chính quyền và nhân dân địa phương, thành phố Châu Đốc đang chuẩn bị đủ tiềm lực để trở thành trung tâm kinh tế, dịch vụ, và du lịch thông minh, hiện đại và bền vững. Với tầm nhìn xa và chiến lược phát triển đúng đắn, Châu Đốc đang trở thành một trong hai mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh An Giang.

>>>> Xem thêm bài viết liên quan: TP. Châu Đốc: Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển sôi động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *