Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này

Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này 6

Bất động sản An Giang gia nhập đường đua mạnh mẽ bằng sự hậu thuẫn của tiềm lực sẵn có. Tiềm năng phát triển An Giang, được giới chuyên môn kỳ vọng sẽ tạo nên những “cú huých” ngoạn mục trong giai đoạn 2023 – 2030, liệu điều này có trở thành hiện thực?

Vài năm trở lại đây, An Giang trở thành “tân binh” đầy triển vọng của thị trường bất động sản miền Tây. Sau Tp. Cần Thơ, An Giang đang thể hiện mình là bước tiếp nối hoàn thiện hơn với loạt tín hiệu vui về giá cả, nguồn cung và sự xuất hiện của nhiều “ông lớn”. Cùng với xu hướng dòng tiền chảy về vùng ven, tìm kiếm nơi “neo đậu” an toàn hơn trong thời điểm thị trường nhiều biến động. Nhà đất An Giang xuất hiện những giao dịch lớn. Không chỉ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng địa phương, nhiều khách hàng ngoại tỉnh, trong đó có nhà đầu tư từ Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức nhập cuộc. Ngoài những giao dịch nhỏ, lẻ, không ít giao dịch sỉ, gom mua số lượng lớn khi giá nhà đất đang ở mức rẻ và đứng trước nhiều tiềm năng sinh lời cao.

Đơn cử như khu đô thị Phúc An Asuka, chỉ mới mở bán 1 năm, dự án này đã tạo nên làn sóng đầu tư ấn tượng tại BĐS Châu Đốc. Cùng với sức hút từ nguồn cung chất lượng, uy tín chủ đầu tư Phúc An Asuka, theo nhiều nhà đầu tư, tiềm năng phát triển và quy hoạch An Giang trong những năm tới là yếu tố mấu chốt khiến dòng tiền của họ hướng về đây.

Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này 7

Theo các chuyên gia, An Giang trở thành “điểm nóng” không đơn thuần mang tính xu hướng, đây là minh chứng rõ rệt của tiềm năng. 05 trụ cột vững chắc sau đây chính là “thẻ bảo hiểm” lợi nhuận trong tương lai gần dành cho nhà đầu tư chọn An Giang gửi “vàng” thời điểm này:

Tiềm năng du lịch An Giang “vượt trội” so với khu vực

An Giang được xem là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn nhất về du lịch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, du lịch tâm linh An Giang, sinh thái, nghỉ dưỡng, nông nghiệp là những loại hình du lịch đem lại nhiều cơ hội phát triển cho tỉnh. Nơi đây có nhiều điểm du lịch đặc sắc, được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Du khách có thể khởi hành từ thành phố Long Xuyên, cửa ngõ chính ra vào tỉnh, để trải nghiệm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại xã Mỹ Hòa Hưng hoặc tham quan khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tiếp theo, du khách có thể ghé thăm Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam hay làng bè tại thị xã Châu Đốc trước khi đi qua rừng tràm Trà Sư và Núi Cấm ở Tịnh Biên để chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lạc lớn nhất Việt Nam. Sau đó, du khách có thể tới huyện Tri Tôn để tham quan khu di tích lịch sử Nhà Mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp và Ô Tà Sóc.

Nếu muốn khám phá thêm, du khách có thể đến Hà Tiên (Kiên Giang) hoặc quay về Thoại Sơn để tìm hiểu về di tích văn hóa cổ Óc Eo và kiến trúc nghệ thuật huyền bí của 65 chùa Văn hóa Khơmer và 12 thánh đường Hồi giáo Chăm tại 7 huyện và thị trấn khác trong tỉnh. Ngoài ra, An Giang còn nổi tiếng với những đặc sản và làng nghề truyền thống độc đáo như đường thốt nốt, mắm hay sản phẩm vải thổ cẩm đặc trưng của đồng bào Chăm, Khmer, làm quà tặng cho người thân và bạn bè.

Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này 8

Trong 11 tháng năm 2022, An Giang đón khoảng 7,5 triệu lượt khách du lịch; tăng 127% so với cùng kỳ, ước đạt 163% so với kế hoạch. Trong đó có 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, 280 nghìn lượt khách lưu trú tại các khách sạn đạt chuẩn, 370 nghìn lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.700 tỉ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ, ước đạt 157% so với kế hoạch.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch An Giang đón 4 triệu lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 50% kế hoạch năm 2023. An Giang phấn đấu đón 8 triệu khách du lịch trong năm 2023.

Tiềm năng về kinh tế mậu biên sôi động

An Giang là một trong những tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam, có đường biên giới dài hơn 100km giáp với hai tỉnh của Vương quốc Campuchia là Kandal và Takeo. Vị trí địa lý này là cửa ngõ quan trọng để kết nối giao thương giữa quốc gia và các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các nước thành viên ASEAN. Việc phát triển thương mại biên giới là lợi thế to lớn cho An Giang.

Tỉnh An Giang có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Tịnh Biêncửa khẩu Vĩnh Xương, 2 cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Khánh Bìnhcửa khẩu Vĩnh Hội Đông cùng 1 cửa khẩu phụ là Bắc Đai. Ngoài ra, có 13 chợ biên giới và 4 điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh An Giang đã đạt trên 1 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian tới, kinh tế biên mậu sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang.

Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này 9

Tiềm năng về phát triển công nghiệp đầy triển vọng

An Giang đang tập trung vào việc nâng cấp và xây dựng hơn 500 km đường giao thông nội tỉnh, đồng thời kết nối với các tuyến đường huyết mạch như: Tuyến tránh thành phố Long Xuyên, Quốc lộ 91Tuyến Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Những công trình này nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn, tối ưu hóa chi phí và rút ngắn thời gian di chuyển cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp Vàm Cống với quy mô gần 200ha. An Giang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi đầu tư mới và mở rộng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các khu chức năng của khu kinh tế với tổng diện tích cho sản xuất công nghiệp trên 1.500ha. Tất cả những nỗ lực này được coi là nền tảng vững chắc để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp từ nền tảng vững chắc

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, An Giang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến nông sản và du lịch nông nghiệp. Tỉnh đang từng bước khẳng định là điểm đến tin cậy, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nói chung cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Đến nay, tỉnh có 211 hợp tác xã nông nghiệp, 02 liên hiệp hợp tác xã và 992 tổ hợp tác, 69 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được UBND tỉnh trao quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn hơn 28 nghìn tỷ đồng; tỉnh đã xem xét hỗ trợ gần 80 tỷ đồng cho 12 dự án nông nghiệp ƯDCNC.

Định hướng phát triển kinh tế trong 5 năm tới bao gồm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế trang trại và thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tỉnh cũng tập trung đổi mới tư duy và ứng dụng khoa học – kỹ thuật để tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này 10

Tiềm năng về con người là trọng tâm

An Giang là 1 trong các tỉnh có dân số đông nhất Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 1,9 triệu người, trong đó trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, 62% trong số đó đã qua đào tạo. Tỉnh An Giang luôn xác định nhân tố con người có ý nghĩa then chốt và quyết định trong sự phát triển của tỉnh, do đó An Giang tiếp tục quyết tâm và tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa ngành của nhà đầu tư, phục vụ cho định hướng phát triển của tỉnh.

Trong giai đoạn tới, An Giang sẽ chú trọng tập trung phát triển nông nghiệp, sử dụng công nghệ cao và tạo ra sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỉnh cũng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và huy động mọi nguồn lực đầu tư để đưa An Giang trở thành đầu mối giao thương và trung tâm đầu mối nông nghiệp của vùng. Tỉnh phấn đấu đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, văn minh, sinh thái, bền vững và mang bản sắc văn hóa sông nước của vùng đất đầu nguồn sông Mê Kông.

Cùng với đó, nền tảng từ quy hoạch vùng ĐBSCL tác động rất tích cực để tốc độ tăng trưởng kinh tế – văn hóa – xã hội An Giang:

Theo quy hoạch, hệ thống đường bộ cao tốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở ĐBSCL có tổng chiều dài khoảng 1.166km, bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế.

  • Các trục dọc, gồm: Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau), dài khoảng 245km, quy mô 4-6 làn xe; tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây (đoạn Đức Hòa – Rạch Sỏi), dài khoảng 180km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng, dài khoảng 150km, quy mô 4 làn xe.
  • Các trục ngang, gồm: Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, dài khoảng 191km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, dài khoảng 212km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) – Trà Vinh, dài khoảng 188km, quy mô 4 làn xe.

Bên cạnh đường bộ, Trung ương tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, trong đó có tuyến TP. Hồ Chí Minh – An Giang – Kiên Giang (khối lượng vận tải khoảng 55,2-58,5 triệu tấn); hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu (khối lượng vận tải khoảng 12,7-15,3 triệu tấn)…

Việc đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế – xã hội cùng với tích hợp quy hoạch đồng bộ, sẽ là cơ hội để An Giang tăng tốc phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo hài hòa giữa 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

Tiềm năng phát triển An Giang: #5 trụ cột chính thời điểm này 11

Với những động lực rõ rệt vừa nêu trên, bất động sản An Giang hoàn toàn có thể “làm nên chuyện” trong giai đoạn tới. Lúc này, khi giá còn rẻ, nguồn cung còn nhiều, chính là cơ hội để nhà đầu tư nhắm chọn đầu tư tốt nhất mang lại giá trị sinh lời tốt nhất cho mục tiêu ngắn – trung và dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *