Sông Tiền ở tỉnh nào? Phân tích & đánh giá tiềm năng du lịch

sông tiền ở tỉnh nào

Sông Tiền ở tỉnh nào đang là câu hỏi được nhiều khách du lịch miền Tây quan tâm tìm hiểu. Sở hữu tiềm năng du lịch ấn tượng, sông Tiền đang bồi đắp lợi thế kinh tế ấn tượng cho nhiều tỉnh thành mà  sông chảy qua.

Sông Tiền ở tỉnh nào trên bản đồ địa lý?

Sông Tiền hay còn có tên gọi khác là sông Tiền Giang. Đây là một trong những con sông lớn nhất tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Thực chất sông Tiền là một nhánh hạ lưu phái bên trái của sông Mê Kông. Một trong những dòng sông lớn nhất trên thế giới chảy từ Campuchia vào Việt Nam.

Nhìn từ bản đồ địa lý có thể thấy con sông này thuộc địa phận 6 tỉnh Tây Nam Bộ. Theo hướng dòng chảy từ Bắc xuống Nam sẽ là An Giang – Đồng Tháp – Tiền Giang -Vĩnh Long – Trà Vinh – Bến Tre. Điểm cuối cùng sẽ đổ ra biển Đông sau khi kết thúc chặng hành trình dài hơn 234 km.

>>>> Xem thêm: Bến phà Thuận Giang: Tất tần tật những thông tin cần biết

sông tiền ở tỉnh nào

Khám phá chi tiết về các dòng chảy trên sông Tiền

Sông Tiền xuất phát từ thủ đô Phnompenh chảy qua các tỉnh Kandal và Prey Veng Campuchia để đi vào lãnh thổ Việt Nam. Điểm đầu của con sông này trên địa bàn tỉnh An Giang nằm ở xã Vĩnh Xương huyện Tân Châu. Sông Tiền tiếp tục chảy tới đoạn cù lao An Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long sẽ được chia làm 2 nhánh lớn. Đó là sông Tiền (Mekong) và sông Cổ Chiên. 

Con sông Tiền (Mekong) sẽ chia đôi hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thành 4 nhánh sông nhỏ. Bao gồm sông Cửa Đại, Cửa Tiểu, sông Ba Lai và sông Hàm Luông. Vị trí cụ thể của các con sông này như sau:

  • Cửa Đại: thuộc địa bàn hai huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang và huyện Bình Đại –  Bến Tre.
  • Cửa Tiểu: thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
  • Cửa Ba Lai thuộc nhánh sông Ba Lai ngăn cách hai xã Bảo Thuận huyện Ba Tri và xã Thới Thuận huyện Bình Đại của tỉnh Bến Tre. Đây là cửa sông nhỏ nhất trong hệ thống 9 cửa sông Cửu Long.
  • Cửa Hàm Luông thuộc sông Hàm Luông chảy qua xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Ngoài ra dọc theo hệ sinh thái sông Tiền còn rất nhiều các kênh rạch khác. Có chức năng kết nối sông Tiền và sông Hậu.

Những cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền

Những cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền cho đến thời điểm hiện tại gồm có: 

  • Cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền kết nối thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Cầu Cao Lãnh chỉ cách bến phà Cao Lãnh khoảng 800m và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km. Đây là dự án cầu giao thông kết nối tại khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên bắc qua sông Tiền (sông Mê Kông). Kết nối hai tỉnh hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu này chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125 km theo hướng Tây Nam. Được mệnh danh là trục giao thông chính của đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cầu Rạch Miễu là cây cầu dây văng kết nối huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án cầu giao thông quan trọng giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập với các khu vực khác.
  • Cầu Hàm Luông kết nối thành phố Bến Tre với huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre. Cầu này chỉ cách bến phà Hàm Luông khoảng 2,3 km về phía thượng lưu.
  • Cầu Cổ Chiên là cầu cứng bê tông kết nối huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre với huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh

>>>> Xem thêm thông tin về Cầu Châu Đốc – Dự án Thúc đẩy kết nối ĐBSCL, tạo lợi thế bứt phá kinh tế

Đánh giá tiềm năng du lịch của Sông Tiền (An Giang)

An Giang là một trong tình thành miền Tây đứng đầu về phát triển khai thác tiềm năng du lịch. Địa phương sở hữu rất nhiều thế mạnh của vùng thượng nguồn sông tiền sông hậu. Đã và đang cho thấy vai trò cực kỳ to lớn của mình trong công cuộc phát triển KTXH hiện nay.

Khu vực này không chỉ được biết đến là vùng đất linh thiêng với thế mạnh du lịch tâm linh. Mà còn được biết đến là trung tâm phát triển du lịch sông nước cực kỳ ấn tượng. Tại An Giang các hình thức du lịch đều được gắn liền với hệ thống sông lớn. Trong đó nổi bật nhất là sông Tiền với các loại hình du lịch cù lao, du lịch chợ nổi, du lịch miệt vườn. Nếu có ý định đến An Giang, ngoài du lịch tâm linh An Giang, nhất định không được bỏ qua loại hình du lịch mùa nước nổi. Đây được xem là một đặc trưng vùng miền tạo nên thương hiệu và sự độc đáo riêng của địa phương. Nhiều năm qua đã và đang thu hút được số lượng lớn khách du lịch gần xa đến tham quan trải nghiệm.

Nhờ vào hệ thống sông Tiền, tỉnh An Giang cũng được hưởng lợi rất lớn từ nguồn thủy hải sản. Đây sẽ là nguồn cung thực phẩm dồi dào và đặc trưng mà địa phương gửi đến du khách.

Không chỉ về du lịch, sông Tiền là yếu tố về môi trường, cảnh quan quan trọng đối với các dự án tại thị trường bất động sản An Giang. Với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa cho các TP trên địa bàn trong giai đoạn 2023 – 2030, tỉnh đang có những chính sách, kế hoạch khai thác về giao thông và du lịch của sông Tiền.

sông tiền ở tỉnh nào

Bài viết Sông Tiền ở tỉnh nào? Phân tích & đánh giá tiềm năng du lịch đến đây xin kết thúc. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều tin tức hay và hấp dẫn hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *