Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở: Tất tần tật những điều cần biết

quy định về hợp đồng mua bán nhà ở

Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện giao dịch mua bán bất động sản an toàn, nhanh chóng, đúng pháp luật và hạn chế tối đa các rủi ro.

Các quy định chung về hợp đồng mua bán bất động sản

Các quy định về hợp đồng mua bán bất động sản được thể hiện tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Khái niệm hợp đồng mua bán bất động sản

Hợp đồng mua bán bất động sản là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua bất động sản. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán nhà ở, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau theo quy định.

quy định về hợp đồng mua bán nhà ở

Giá và phương thức thanh toán

Giá cả và phương thức thanh toán sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau hoặc do bên thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên để đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Trong một số trường hợp giá và phương thức thanh toán được pháp luật quy định thì phải tuân theo quy định đó.

Nếu giữa bên bán và bên mua không có sự thỏa thuận rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá sẽ theo giá thị trường và phương thức thanh toán sẽ theo tập quán địa phương và thời điểm ký kết hợp đồng.

Địa điểm giao tài sản

Địa điểm thực hiện nghĩa vụ sẽ do bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được với nhau thì địa điểm giao tài sản sẽ được quy định như sau:

Nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản thì địa điểm giao tài sản là nơi có bất động sản. Nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản thì địa điểm giao tài sản là nơi cư trú của bên có quyền.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú thì phải có trách nhiệm báo cho bên có nghĩa vụ và chịu phí tăng lên do thay đổi nơi cư trú, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán bất động sản

Sau khi tiến hành thủ tục cọc tiền mua đất, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán sẽ do bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau. Bên bán phải có nghĩa vụ bàn giao tài sản đúng theo thời hạn đã thỏa thuận và chỉ được bàn giao trước hoặc sau khi và chỉ khi có sự đồng ý của bên mua.

Nếu không thỏa thuận về mặt thời gian, cả hai bên có quyền yêu cầu đối phương thực hiện nghĩa vụ của mình vào bất cứ thời điểm nào thuận lợi cho đôi bên.

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo đúng thỏa thuận. Trường hợp nếu không xác định rõ thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay thời điểm nhận bàn giao tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở

Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định về hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản và có chứa những nội dung sau:

  1. Họ tên của các bên
  2. Mô tả đặc điểm của ngôi nhà tại thời điểm giao dịch. Đối với hợp đồng mua bán thì phải ghi rõ phần sở hữu, sử dụng chung và riêng. 
  3. Nếu hợp đồng thỏa thuận về giá thì phải ghi rõ giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở. Nếu hoạt động mua bán được nhà nước quy định về giá thì phải thực hiện theo quy định đó. 
  4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.
  5. Thời gian giao nhận nhà ở
  6. Quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua nhà ở
  7. Cam kết của các bên và các thỏa thuận khác
  8. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
  9. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng
  10. Chữ ký và ghi rõ họ của các bên.

quy định về hợp đồng mua bán nhà ở

Quy định hợp đồng mua bán đất có cần công chứng không?

Cũng giống với quy định về hợp đồng cọc mua đất, hợp đồng mua bán, cho tăng, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực. Bởi hời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng thì hợp đồng mua bán mới chính thức có hiệu lực.

Với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình thương, mua bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước, nhà ở xã hội,… thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Với trường hợp này, thời điểm hợp đồng có hiệu lực sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu không có thỏa thuận thì thời điểm ký kết hợp đồng là khi hợp đồng có hiệu lực.

Văn bản thừa kế nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định của nhà nước. 

Việc công chứng, chứng thực nhà ở phải được thực hiện bởi một tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Trên đây là một số các quy định về hợp đồng mua bán nhà ở mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về loại hợp đồng này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *