Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ hay không? Quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ về nội dung này.
Các trường hợp được đứng tên trên sổ đỏ theo quy định
Các trường hợp được đứng tên trên sổ đỏ theo được quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013. Bao gồm:
- Đối tượng đang sử dụng đất đảm bảo đủ điều kiện để được cấp Sổ đỏ theo quy định tại điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai.
- Đối tượng được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất từ sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành
- Đối tượng có nhu cầu nhận chuyển nhượng, nhận cho tặng, chuyển đổi quyền sử dụng, thừa kế, nhận góp vốn bằng sổ đỏ. Đối tượng thực hiện thu hồi nợ dựa theo hợp đồng thế chấp bằng sổ đỏ.
- Đối tượng được quyền sử dụng đất dựa trên kết quả hòa giải khi tranh chấp đất đai. Dựa theo bản án hoặc quyết định thi hành án của Tòa án nhân dân.
- Đối tượng là người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đối tượng là sử dụng đất thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất
- Đối tượng là người mua nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Đối tượng được Nhà nước giá hóa thanh lý nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước
- Đối tượng là người, nhóm người sử dụng đất hợp thửa, tách thửa quyền sử dụng đất hiện có.
- Đối tượng đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại sổ đỏ đã bị mất.
Các trường hợp không được cấp/đứng tên sổ đỏ theo quy định
Các trường hợp không được cấp/đứng tên sổ đỏ theo quy định bao gồm:
- Các đơn vị cộng đồng dân cư, tổ chức đơn vị được Nhà nước giao đất để quản lý. Thuộc vào các trường hợp theo quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013.
- Đối tượng đang quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của địa phương.
- Đối tượng thuê đất, thuê lại của chủ sở hữu sử dụng đất. Trừ những đối tượng thuê lại đất thuộc các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN/CCN, khu CNC, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Đối tượng là người nhận khoán đất thuộc lâm trường, nông trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, BQL rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng.
- Đối tượng là người đang sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ.
- Đối tượng là người có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ nhưng đã có thông báo thu hồi đất từ cơ quan nhà nước.
- Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất để xây dựng các công trình công cộng. Bao gồm công trình dẫn nước, đường giao thông, đường dẫn xăng, dầu, đường điện, khu vui chơi giải trí ngoài trời, nghĩa trang,..
>>>> Xem thêm: Người chưa đủ 18 tuổi có được làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?
Luật đất đai 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không quy định về độ tuổi được đứng tên trong sổ đỏ. Mà chỉ quy định về đối tượng được chứng quyền sử dụng đất theo Điều 5 Luật đất đai.
Theo đó đối tượng được quyền chứng nhận sở hữu đất bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, các tổ chức nước ngoài thực hiện chức năng ngoại giao.
- Người Việt định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN.
Như vậy chỉ cần đối tượng đó có quyền sở hữu và sử dụng đất đai nhà ở. Quyền sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ được nhà nước xem xét cấp Sổ đỏ. Đương nhiên người trên 80 tuổi vẫn có thể đứng tên trên sổ đỏ bình thường nếu đảm bảo các tiêu chuẩn về pháp luật.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Theo đó những người dưới 18 tuổi tức là những người chưa thành niên, họ sẽ không được tự đứng ra thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản. Mà cần có sự đồng ý của người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật hợp pháp.
Tuy nhiên nếu người chưa thành niên thuộc diện được cấp sổ đỏ thông qua việc nhận thừa kế, cho tặng. Nếu người đại diện/người giám hộ đồng ý thì họ vẫn sẽ được đứng tên ngay tại thời điểm nhận thừa kế, cho tặng.
Quy định về vấn đề thông tin thể hiện trên sổ đỏ
Quy định về vấn đề thông tin thể hiện trên sổ đỏ được đề cập trong Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT và Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
Ở phần thông tin người sở hữu nếu là cá nhân sinh sống trong nước thì ghi “ông” (hoặc “bà”). Tiếp theo đó sau đó ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD.
Nếu chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân thì ghi vào mục “Giấy khai sinh số…”
Như vậy câu hỏi Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ hay không? đã được lý giải. Mong rằng đây sẽ là nội dung thông tin hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề đất đai.