Người nước ngoài mua nhà ở việt nam có được pháp luật cho phép hay không? Điều kiện và thủ tục khi người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đầy đủ, mới nhất 2023.
So với bất động sản nhiều nước trên thế giới, nhà đất Việt Nam vẫn là thị trường giá rẻ và dễ mua. Không ít khách hàng là người nước ngoài có ý định mua nhà ở nước ta để sinh sống hoặc phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, kinh doanh,…
Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam?
Người nước ngoài mua nhà ở việt nam được không đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhất là người nước ngoài đang sinh sống học tập và có kế hoạch định cư lâu dài tại Việt Nam.
Luật Nhà ở 2014 đã quy định, người nước ngoài có thể mua nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên điều kiện để mua được nhà là phải đáp đầy ứng đủ các tiêu chí mà pháp luật quy định. Thông tin cụ thể về nội dung này sẽ được đề cập tại Nghị định 99/2015. Quy định về đối tượng và điều kiện mua nhà và sở hữu nhà dành cho người nước ngoài.
Như vậy có thể thấy pháp luật Việt Nam không cấm người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Đối tượng người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà chung cư hoặc nhà đất. Chỉ cần tìm hiểu thật kỹ các quy định và thủ tục thực hiện có trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở. Cũng như một số các văn bản hướng dẫn khác có liên quan và thực hiện cho đúng là có thể mua nhà cho mình.
Trong trường hợp người nước ngoài không nắm rõ quy định của Pháp luật. Tốt nhất nên liên hệ với các văn phòng luật hoặc các đơn vị môi giới để được hỗ trợ giúp đỡ. Tuy nhiên để chắc ăn nhất nên đến tại UBND nơi có sản phẩm muốn mua để xin được hướng dẫn chi tiết.
Pháp luật đã cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Vậy họ có được phép mua đất ở Việt Nam hay không?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013. Đối tượng được chứng nhận quyền sử dụng đất, tức được phép mua đất có thể kể tới như:
- Cá nhân, hộ gia đình, cá nhân được chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 191 của luật.
- Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua hình thức tặng cho quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 174 và khoản 1 Điều 179. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 191 của bộ Luật.
- Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc nhận thừa kế.
- Người Việt Nam định cư ở nước thuộc diện được cấp quyền sở hữu nhà ở theo quy định.
- Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng sẽ được chuyển quyền sử dụng đất.
Có thể thấy cá nhân là nước ngoài không thuộc diện được cấp quyền sở hữu đất đai. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không được thực hiện các giao dịch mua bán đất. Hoặc các giao dịch mua nhà ở có mảnh đất kèm theo.
Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là gì?
Những điều kiện mà người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần phải đảm bảo được quy định tại Điều 160 Luật nhà ở 2014. Nội dung đề cập tới hai đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp, chi tiết cụ thể như sau:
- Cá nhân là nước ngoài muốn đầu tư xây dựng nhà ở theo quy hoạch dự án tại Việt Nam.yêu cầu cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư và đã có nhà ở được xây dựng
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài. Các quỹ đầu tư nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc được phép hoạt động tại Việt Nam. Giấy tờ này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
- Cá nhân là người nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Không thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự mà pháp luật quy định. Hộ chiếu còn giá trị và được đóng dấu chứng nhận nhập cảnh hợp pháp của cơ quan Việt Nam
Quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Một số các quy định của Pháp luật liên quan đến việc người nước ngoài mua nhà tại VN bao gồm:
Số lượng nhà ở người nước ngoài được quyền sở hữu
Về cơ bản, số lượng nhà ở mà người nước ngoài được quyền sở hữu ở VN sẽ bị hạn chế so với công dân Việt Nam. Cụ thể là:
Đối với sở hữu nhà ở chung cư
Pháp luật nước ta quy định người nước ngoài được phép mua, thuê mua, nhận cho tặng, nhận thừa kế chung cư. Tuy nhiên số lượng sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có trong một tòa chung cư.
Trong trường hợp khu vực dự án có số lượng cư dân ngang bằng với khu vực hành chính cấp phường. Tuy nhiên lại bao gồm nhiều tòa chung cư được xây dựng. Người nước ngoài cũng chỉ được phép sở hữu tối đa 30% số căn hộ tại mỗi tòa nhà. Cũng như không quá 30% tổng số căn hộ tính trên tất cả các tòa nhà chung cư công lại.
Đối với sở hữu nhà ở riêng lẻ
Trong trường người nước ngoài mua sở hữu nhà ở riêng lẻ. Nếu khu vực mua nhà có dân số ngang bằng với đơn vị hành chính cấp phường. Lúc này số lượng nhà ở được quyền sở hữu sẽ được quy định như sau:
- Nếu là dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ với quy mô dưới 2500 căn nhà. Cá nhân nước ngoài sẽ chỉ được mua sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở của dự án.
- Nếu là dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ với quy mô từ 2500 căn nhà. Cá nhân nước ngoài sẽ chỉ được mua sở hữu không quá 250 căn nhà ở thuộc dự án đó.
- Trong trường hợp người nước ngoài mua nhà ở riêng lẻ tại 2 dự án trở lên. Mà tổng số lượng nhà ở tại các dự án ít hơn hoặc bằng 2500 căn. Lúc này họ cũng chỉ được quyền sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở tại mỗi dự án.
Thời hạn sở hữu từng loại nhà ở cụ thể của người nước ngoài
Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam có được sở hữu vĩnh viễn hay không? Nếu không thì thời hạn sử hữu theo quy định là bao nhiêu?
Theo quy định nếu người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở dưới hình thức mua bán, thuê mua, nhận thừa kế, thuê mua. Thời hạn sử dụng của ngôi nhà ở sẽ không vượt quá 50 năm liên tục. Tính từ ngày chính thức nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tức người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam sẽ được cấp sổ hồng có thời hạn.
Quá thời hạn này nếu người nước ngoài vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng ngôi nhà. Có thể làm thủ tục xin gia hạn trước 3 tháng. Hồ sơ sẽ bao gồm cả bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Sau đó gửi đến UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở. Tuy nhiên số lần gia hạn thêm chỉ được tối đa 1 lần và không quá 50 năm.
Đối với trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam sống trong nước hoặc nước ngoài. Chiếu theo luật lệ sẽ được sở hữu nhà ở trong thời gian lâu dài. Đồng thời quyền sở hữu cũng sẽ tương tự như chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp khi căn nhà đã hết hạn sở hữu, cá nhân có thể bán cho người khác hoặc tặng cho. Nếu không thực hiện quyền này thì ngôi nhà đó sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Trong trường hợp người nước ngoài muốn sửa chữa hoặc xây lại nhà ở do xuống cấp hoặc hư hại do thiên tai, cần xin cơ quan chức năng giấy phép xây dựng. Nếu nhà thuộc dự án thì phải xem giấy phép xây dựng dự án nhà ở đó quy định như thế nào và tiến hành theo đúng quy định.
>>>> Xem thêm: Các khoản phí sang tên sổ đỏ và lưu ý cần biết [Quy đinh mới nhất 2023]
Thủ tục người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Người nước ngoài nếu muốn mua nhà tại Việt Nam cần chuẩn bị những thủ tục gì? Cùng xem ngay tổng hợp chi tiết phía bên dưới đây để nắm rõ hơn:
Đầu tiên: Công chứng hợp đồng:
Bên mua nhà và bên bán nhà sẽ phải tiến hành giao dịch mua bán bằng hợp đồng. Quá trình giao dịch nếu người nước ngoài mua nhà không thể sử dụng tiếng Việt thì cần có người phiên dịch.
Để công chứng hợp đồng mua bán nhà ở, người mua nhà tức người nước ngoài cần có:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất bản chính.
- Giấy tờ tùy thân bao gồm: hộ chiếu còn hạn sử dụng, thẻ tạm trú, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân.
Thứ hai: Thực hiện thủ tục sang tên nhà ở tại văn phòng QLĐĐ
Sau khi công chứng xong hợp đồng mua bán, hai bên sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký sang tên nhà ở tại văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ yêu cầu gồm có:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế phi nông nghiệp, tờ khai lệ phí trước bạ.
- Đơn đề nghị đăng ký biến động do bên bán cung cấp.
- 02 bản hợp đồng mua bán ngôi nhà đã được công chứng.
- 01 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- 02 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đã được công chứng.
- 02 bản sao CMND/CCCD của bên bán, giấy tờ cá nhân liên quan của bên bán đã công chứng.
- 02 bản sao hộ chiếu, thẻ tạm trú, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của bên mua công chứng.
Hồ sơ chuẩn bị xong sẽ nộp đến Văn phòng quản lý đất đai nơi có ngôi nhà. Tại đây họ sẽ tiếp nhận và xác định vị trí ngôi nhà để gửi cho cơ quan thuế. Khi có thông báo, người mua sẽ đến cơ quan thuế để đóng thuế và nhận biên lai. Cuối cùng là nộp lại cho Văn phòng QLĐĐ để nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trên đây là toàn bộ thông tin về người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng nội dung này thực sự hữu ích và đã giúp anh/chị hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan.