Người chưa đủ 18 tuổi có được làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng hay không? Nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn thật chi tiết và đầy đủ.
Dưới 18 tuổi có được tặng cho quyền sử dụng đất không?
Điều 21 Luật dân sự 2015 quy định: Người chưa thành niên tức là người chưa đủ mười tám tuổi. Trong trường hợp muốn tự thực hiện các giao dịch dân sự, trừ các giao dịch liên quan đến động sản, bất động sản và giao dịch dân sự khác. Cần phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Từ quy định này có thể thấy người chưa đủ 18 tuổi sẽ không được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản. Nghĩa là không được tự ý tặng cho quyền sử dụng đất. Trường hợp người dưới 18 tuổi vẫn có thể cho tặng cho quyền sử dụng đất. Cần phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý và đứng ra thay người đó thực hiện các giao dịch.
Cũng theo Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Cha mẹ là người đại diện hợp pháp cho chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Trừ trường hợp con đã có người khác giám hộ hoặc có người khác đại diện đúng theo pháp luật”.
Như vậy nếu đối tượng chưa đủ 18 tuổi có mong muốn tặng cho quyền sử dụng đất. Cha, mẹ của đối tượng này sẽ là người đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục này.
>>>> Xem thêm: Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ hay không?
Chuyển nhượng tài sản của con chưa thành niên
Trong trường hợp cha mẹ chính là người đại diện quản lý tài sản của con dưới 15 tuổi. Lúc này họ sẽ có quyền định đoạt giao dịch chuyển nhượng tài sản đó theo lợi ích của con. Tuy nhiên quá trình thực hiện phải được tính đến nguyện vọng của con. Trong trường hợp con đã đủ 9 tuổi trở lên.
Nếu cha mẹ thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tài sản mà không vì lợi ích của con. Đồng thời cũng không tính đến nguyện vọng của con chưa thành niên. Hoặc cha mẹ vừa là người đại diện pháp luật vừa là người mua thì việc xác lập, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng vượt quá phạm vi đại diện. Trong trường hợp này nhà nước sẽ không chấp nhận hợp đồng giao dịch chuyển nhượng. Tức giao dịch đó là vô nghĩa theo pháp luật.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chưa thành niên
Người chưa thành niên có được đứng tên sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 của Bộ luật Dân sự về hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời căn cứ tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT. Pháp luật không bắt buộc người đứng tên quyền sử dụng đất là người thành niên ( từ đủ 18 tuổi). Vì vậy đối tượng là người chưa thành niên dưới 18 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên loại giấy tờ này. Tuy nhiên kèm theo đó phải có cả tên của người đại diện/người giám hộ hợp pháp. Hoặc trường hợp khác người đại diện/người giám hộ sẽ tự đứng tên và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với nội dung ghi rõ là người đại diện cho chủ sở hữu là người chưa thành niên.
Cha mẹ tặng cho đất con chưa thành niên có được không?
Luật đất đai không có quy định cụ thể về việc người chưa thành niên có được phép nhận tặng cho quyền sử dụng đất hay không. Đồng thời trong các quy định về điều kiện chuyển nhượng đất đai cũng không nêu cụ thể. Vì vậy muốn có câu trả lời chính xác cho vấn đề này vẫn phải đối chiếu với Bộ luật dân sự 2015. Quy định về giao dịch dân sự của đối tượng là người chưa thành niên.
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên bài viết, nếu đối tượng là người chưa đủ 18 tuổi sẽ không thể tự mình thực hiện các giao dịch bất động sản. Tuy nhiên cha mẹ vẫn có thể tặng cho đất con chưa thành niên. Nhưng phải thông qua người đại diện hợp pháp để xác lập và thực hiện thủ tục tặng cho.
Trong trường hợp Cha là người có mong muốn tặng đất cho con chưa thành niên. Thông thường mẹ sẽ là người đại diện hợp pháp cho con trên giấy tờ thủ tục giao dịch và ngược lại. Trừ khi con đã có người giám hộ khác hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật. Còn nếu đối tượng tặng cho đất là những đối tượng khác ngoài cha mẹ. Chính cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ đứng ra thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.
Bài viết Người chưa đủ 18 tuổi có được làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng xin khép lại. Như vậy chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc nội dung đầy đủ và chính xác nhất về vấn đề này.