Kinh tế – xã hội An Giang trong quý I/2023: Phục hồi và chuyển biến theo hướng tích cực

Kinh tế - xã hội An Giang trong quý I/2023: Phục hồi và chuyển biến theo hướng tích cực-4

An Giang là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và du lịch. Trong năm 2020 và 2021, An Giang đã phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, như giảm thu nhập, tăng thất nghiệp, gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, trong quý I/2023, An Giang đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi và chuyển biến theo hướng tích cực về kinh tế – xã hội, nhờ vào các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cũng như các nỗ lực đổi mới và phát triển bền vững. Bài viết này sẽ phân tích các chỉ số kinh tế – xã hội của An Giang trong quý I/2023 và so sánh với cùng kỳ năm trước, để đánh giá mức độ phục hồi và chuyển biến của tỉnh này.

Kinh tế An Giang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, quý I năm 2023, trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, kinh tế – xã hội của tỉnh An Giang tiếp tục phục hồi, chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I năm 2023 ước tăng 6,30% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (4,09%). Trong đó, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3,09%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 8,80%; khu vực thương mại – dịch vụ tăng 9,50%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,73%.

Về cơ cấu kinh tế quý I năm 2023: Khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 42,5%. Diện tích xuống giống và năng suất lúa giảm nhẹ, song gieo trồng rau màu, chăn nuôi và thủy sản có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực, thực phẩm những tháng đầu năm và dịp Tết Nguyên đán. Toàn ngành Nông nghiệp tiếp tục tập trung triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất theo hướng chuyên sâu, bền vững.

Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 13,07%, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, hoạt động sản xuất được tăng cường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Quy mô sản xuất một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản đông lạnh, quần áo may mặc, xi măng, dược phẩm,… được mở rộng. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm da giày trên thế giới sụt giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, khiến doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự hoặc giảm giờ làm, ảnh hưởng đến đời sống của một lượng lớn công nhân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm sát sao, động viên thăm hỏi và kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và công nhân để vượt qua khó khăn. Ước chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong quý I năm 2023 đạt 9.502 tỷ đồng, tăng 9,71% so với cùng kỳ.

Kinh tế - xã hội An Giang trong quý I/2023: Phục hồi và chuyển biến theo hướng tích cực-1

Khu vực xây dựng toàn tỉnh tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ. Ngay từ đầu năm, tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao 100% vốn của năm 2023  và chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện hoàn thành các thủ tục để sớm triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nhằm đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Trong quý I, tỉnh cũng đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, hoàn chỉnh thủ tục, chuẩn bị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhằm chuẩn bị triển khai dự án tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (cao tốc An Giang).

Khu vực thương mại – Dịch vụ chiếm 40,58%, hoạt động thương mại – dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán diễn ra sôi động, nguồn hàng dự trữ đầy đủ, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân. Giá cả hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán không có biến động lớn, công tác bình ổn giá và kiểm soát thị trường được thực hiện tốt. Sức mua của người dân tăng mạnh và tập trung ở các mặt hàng thiết yếu như quần áo, giày dép, lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình,…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tăng cường nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giá hợp lý, thu hút khách hàng đến tham quan mua sắm. Nhờ đó, tình hình thương mại – dịch vụ trong quý trên toàn tỉnh tăng trưởng khá tốt. Doanh thu bán buôn, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 49.704 tỷ đồng, tăng 15,88% so với cùng kỳ năm 2022.

Tình hình phát triển du lịch có nhiều điểm tích cực so với cùng kỳ nhờ dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, tỉnh đã mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch trong và ngoài nước. Các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chuẩn bị chu đáo để đón khách du lịch. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo sát sao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ các khu, điểm du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường du lịch, phòng, chống biến thể mới của dịch COVID-19.

Đến hết quý I năm 2023, ước toàn tỉnh đón tổng số 04 triệu lượt khách tham quan, du lịch, tăng 60% so với cùng kỳ và đạt 50% so với kế hoạch năm 2023. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trong quý I/2023 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ và đạt 45% so với kế hoạch cả năm.

Tình hình xuất khẩu quý I năm 2023 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, các mặt hàng chủ lực đều tăng khá so với cùng kỳ cả về sản lượng và kim ngạch. Thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại, thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá tra. Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I năm 2023 đạt 285 triệu USD, tăng 7,27% so với cùng kỳ. Ước kim ngạch nhập khẩu quý I năm 2023 đạt 48 triệu USD, tăng 7,19% so với cùng kỳ. Vận tải hành khách và hàng hóa tăng trưởng khá do nhu cầu đi lại, giao thương của người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và các hoạt động du lịch, xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Tình hình vận tải và kho bãi đã trở lại hoạt động ổn định và sôi động. Tính đến thời điểm báo cáo, tỉnh đã kết nối lại hoạt động vận tải khách tuyến cố định được 23 tỉnh/thành phố, với trên 160 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đang hoạt động.

Về thu, chi ngân sách, ước tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn trong quý I năm 2023 đạt 2.185 tỷ đồng, đạt 32,92% so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và tăng 3,23% so với cùng kỳ. Ước tổng chi ngân sách địa phương trong quý I năm 2023 là 2.861 tỷ đồng, đạt 15,11% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và giảm 03% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động tín dụng tiếp tục được duy trì ổn định, cơ cấu tín dụng phù hợp, đảm bảo cân đối. Ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như cho vay phục vụ sản xuất, thu mua xuất khẩu lúa gạo; cho vay nuôi trồng, thu mua và chế biến thủy sản xuất khẩu.

Tình hình đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư trong quý I năm 2023 duy trì ổn định, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn phải tạm ngừng hoạt động, tình hình thu hút đầu tư chậm hơn so với cùng kỳ. Trong bối cảnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành chủ động, quyết liệt thực hiện các Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng và hỗ trợ kịp thời các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Tính từ đầu năm đến ngày báo cáo, toàn tỉnh có 109 doanh nghiệp và 47 đơn vị trực thuộc tái hoạt động. Đồng thời, có 245 doanh nghiệp và 148 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động mới với tổng số vốn đăng ký mới là 2.190 tỷ đồng.

Tính đến kỳ báo cáo, tỉnh đang thẩm định, xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư 02 dự án với tổng vốn đăng ký là 843,2 tỷ đồng; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 01 dự án với tổng vốn đăng ký là 15.251 tỷ đồng; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với 1.337 tỷ đồng.

Kinh tế - xã hội An Giang trong quý I/2023: Phục hồi và chuyển biến theo hướng tích cực-2

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 40 dự án còn hiệu lực (trong đó có 10 dự án thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế quản lý) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 305,9 triệu USD, tổng vốn thực hiện là 176 triệu USD (chiếm 57,53% tổng vốn đầu tư đăng ký), tạo việc làm cho 16.800 lao động.

Về phát triển văn hóa – xã hội, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Tiếp tục thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh; rà soát, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực y tế ở các cơ sở. Truyền thông, quảng bá về hình ảnh và con người An Giang. Tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao thiết thực, có ý nghĩa. Chăm lo cho các đối tượng chính sách, người lao động, người nghèo.

Tiếp tục phát huy công tác giới thiệu việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hợp đồng. Về quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quản lý chặt tuyến biên giới, hạn chế tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép. Thực hiện tốt công tác tuyển quân. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo; an ninh tuyến biên giới, trong dân tộc, tôn giáo được tăng cường, ổn định…

Có thể nói, những kết quả phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh ở quý I năm 2023 đạt được là rất đáng phấn khởi, đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đóng góp của Nhân dân, doanh nghiệp tỉnh nhà. Điều này sẽ tạo niềm tin và động lực to lớn để An Giang tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra.

Bất động sản An Giang hưởng lợi từ kinh tế khu vực phát triển

An Giang, một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long có tài nguyên thiên nhiên phong phú, quy mô dân số lớn và nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn.Ngoài ra, thị trường mua bán nhà đất tại An Giang, các dự án bất động sản nổi bật, các món ăn đặc sản và các phương tiện giao thông của tỉnh ngày được nâng cao. Do đó, thị trường bất động sản An Giang cũng được hưởng lợi từ sự phát triển của kinh tế khu vực, nhất là các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang và Campuchia. Hiện nay, An Giang là một điểm đến đáng quan tâm cho các nhà đầu tư bất động sản và du khách trong nước và quốc tế.

Kinh tế - xã hội An Giang trong quý I/2023: Phục hồi và chuyển biến theo hướng tích cực-3

Nổi bật dự án bất động sản đáng để đầu tư tại bất động sản Châu Đốckhu đô thị Phúc An Asuka – một dự án bất động sản được quy hoạch xây dựng ngay tại trung tâm thành phố Châu Đốc. Dự án cung cấp ba loại sản phẩm: nhà vườn, biệt thự và nhà thương mại, tất cả đều được thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Dự án nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của Châu Đốc, một địa điểm nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Phúc An Asuka cũng cung cấp nhiều tiện ích và dịch vụ cho cư dân và khách tham quan, như nhà hàng Nhật Bản, spa, phòng tập thể dục, bể bơi và trung tâm văn hóa.

Nhiều nhà đầu tư lâu năm nhận định rằng sản phẩm Phúc An Asuka cơ hội đầu tư tiềm năng, là loại hình đáng để đầu tư, trong tương lai sẽ mang đến giá trị lợi nhuận cực kỳ cao dành cho nhà đầu tư, khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *