Kinh tế về đêm là gì? Những yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm. An Giang sở hữu nhiều lợi thế lớn về du lịch, liệu kỳ vọng phát triển kinh tế đêm giai đoạn 2023 – 2030 có thực sự khả quan?
Kinh tế về đêm là gì?
Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “kinh tế về đêm” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm khi những hoạt đồng kinh tế ban đêm đang góp phần nâng cao giá trị thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới.
Điển hình nhất là nền kinh tế về đêm tại Anh đã đóng góp khoảng 66 bảng cho nguồn ngân sách của quốc gia này. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang đặc biệt chú trọng đến hoạt động kinh tế này.
Tại Việt Nam, nếu bạn vẫn thắc mắc kinh tế về đêm là gì thì đó, chính những con phố, quán bar, khu nghỉ dưỡng hoạt động về đêm như Tạ Hiện (Hà Nội), Bùi Viện (Hồ Chí Minh) là điển hình cho hoạt động kinh tế này.
Cụ thể, kinh tế về đêm là thuật ngữ chỉ những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18 giờ đến 6 giờ. Các hoạt động dịch vụ đó bao gồm mua sắm tại các chợ đêm, ẩm thực, nghệ thuật, cửa hàng tiện lợi 24/24, chương trình giải trí, lễ hội, âm nhạc, sự kiện, các địa điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm.
Cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong mô hình kinh tế về đêm
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển mô hình kinh tế về đêm như: Tài nguyên du lịch đa dạng, văn hóa nghệ thuật đặc sắc, ẩm thực phong phú, mức độ hội nhập cao, điều kiện thời tiết thuận lợi và nền chính trị ổn định.
Hiện nay, các mô hình kinh tế về đêm đang được triển khai ở một số thành phố lớn ở Việt Nam, thể hiện qua các con phố ăn đêm, chợ đêm, cửa hàng tiện lợi, các tuyến phố đi bộ,…Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay trên cả nước có khoảng 20 chợ đêm phục vụ du lịch, khoảng 1000 cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24.
TP Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động kinh tế về đêm mạnh nhất cả nước với rất nhiều địa điểm nổi tiếng như chợ đêm Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, đặc biệt nhất là phố đi bộ Bùi Viện luôn náo nhiệt.
Phát triển kinh tế về đêm được kỳ vọng sẽ đóng góp quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giúp khai thác triệt để, có hiệu quả các tiềm năng du lịch, dịch vụ, quảng cáo, văn hóa và nền ẩm thực của nước ta ra toàn thế giới.
Mô hình kinh tế về đêm tại An Giang
An Giang là một trong những tỉnh có nền du lịch rất phát triển tại Việt Nam với nền văn hóa sông nước miền Tây, các danh lam thắng cảnh chùa chiền, phong cảnh tuyệt đẹp, có sức hút lớn với du khách địa phương và quốc tế.
Trước sự thành công của nền kinh tế về đêm ở nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình phát triển kinh tế về đêm tại các tỉnh thành phố Việt Nam đang là vấn đề được nhiều chính quyền địa phương quan tâm. Việc mở rộng mô hình kinh tế về đêm ở An Giang sẽ góp phần phát triển ngành du lịch, dịch vụ của tỉnh. Tuy vậy nhưng việc phát triển kinh tế về đêm cũng khiến An Giang phải đối mặt với những rủi ro nhất định.
Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương tỉnh An Giang phải có sự đầu tư nghiêm chỉnh về thời gian, công sức để phân tích lợi ích và rủi ro của nền kinh tế về đêm. Từ đó để có chiến lược phát triển kinh tế về đêm phù hợp với mục tiêu tổng thể, giúp xây dựng nên một nền văn hóa đa dạng, sôi động về đêm để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Kỳ vọng “bứt phá” kinh tế An Giang giai đoạn 2023 – 2030
Với các tiềm năng hiện có về tài nguyên du lịch, kinh tế biên mậu, về phát triển ngành công nghiệp và con người, trong giai đoạn 2023 – 2030, nền kinh tế An Giang được kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng từ 7% – 7,5% trong năm 2023.
Trong đó, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,2 – 3,5%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 11,75 – 12,10% và ngành dịch vụ tăng 8,60 – 9,30%. Mức bình quân thu nhập đầu người đạt từ 60,52 – 62,03 triệu đồng/người/năm và tổng vốn đầu tư xã hội 35.951 – 37.783 tỷ đồng.
Cơ cấu phát triển kinh tế An Giang theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo đó, tỉnh An Giang tiếp tục thúc đẩy phát triển các dịch vụ kinh tế về đêm, kích cầu du lịch, thu hút du khách ở trong và ngoài nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp an tâm sinh sống và làm việc.
Sự xuất hiện của khu đô thị Phúc An Asuka ngay trung tâm thành phố du lịch tâm linh Châu Đốc đang được chính quyền tỉnh đặt kỳ vọng lớn về khả năng “vực” dậy kinh tế đêm – khía cạnh vốn đã có nền tảng từ lợi thế du lịch tâm linh của địa phương nhưng chưa được khai thác đúng tiềm năng.
Phúc An Asuka sở hữu hệ thông 20 tiện ích cao cấp trong quy mô dự án lên đến 106ha, ngay mặt tiền Quốc lộ 91. Dự án dễ dàng kết nối với loạt địa điểm du lịch nổi tiếng như: Kênh Vĩnh Tế, pháo đài núi Sam, căn cứ B2, khu vực Ba Ông Đá, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam,…
Tập trung vào sản phẩm nhà phố xây sẵn, nhà phố Phúc An Asuka, trong đó shophouse và biệt thự sẽ là những sản phẩm mang lại lợi thế kinh doanh vượt trội. Không chỉ là nơi khách du lịch “chi tiền” cho các hoạt động vui chơi, giải trí, dịch vụ lưu trú tại Phúc An Asuka với sự tiện nghi, hiện đại, đậm chất nghỉ dưỡng sẽ giữ chân du khách lâu hơn.
Với thiết kế đặc trưng của đô thị thông minh trong lòng thành phố lễ hội, khu Phúc An Asuka lên đèn là mở ra những triển vọng mới về kinh tế đêm cho Châu Đốc nói riêng và An Giang nói chung.
Kinh tế về đêm là một trong những đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế An Giang nói chung và ngành dịch vụ nói riêng phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ sở để giá trị các sản phẩm bất động sản An Giang tăng cao trong tương lai.