Kênh Vĩnh Tế là kênh đào bằng tay lớn nhất Việt Nam được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn. Đây là công trình vĩ đại của quân và dân tại khu vực biên giới phía Tây Nam.
Là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại An Giang, Vĩnh Tế là lựa chọn mang đến những trải nghiệm thú vị, đậm chất miền Tây sông nước.
Thu hút lượng khách du lịch ấn tượng. Kênh Vĩnh Tế được kỳ vọng nhiều trong đóng góp vào nền kinh tế du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2020 – 2025. Yếu tố nào để Kênh Vĩnh Tế tự tin hút khách?
Tổng quan thông tin cơ bản về Kinh tế Vĩnh Tế, An Giang
Vĩnh Tế là kênh đào lớn nhất miền Tây được xây dựng với chiều dài tổng cộng lên tới 87 km. Công trình này được đào hoàn toàn bằng tay và kéo dài trong thời gian 5 năm. Lực lượng nhân công đào kênh chủ yếu là quân dân tại khu vực các tỉnh thành miền Tây. Với tổng số lượng người lên tới hơn 80.000 người chủ yếu là ở tỉnh An Giang.
Về vị trí xây dựng, kênh Vĩnh Tế nằm song song với đường biên giới Việt – Cam. Có điểm bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang. Kéo dài đến đến sông Giang Thành thuộc thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Từ vị trí này có thể thấy, đây không những là kênh đào lớn nhất được xây dựng trong thời phong kiến. Mà còn là tuyến giao thông thủy nối liền hai thành phố du lịch nổi tiếng nhất miền Tây. Đó chính thành phố Châu Đốc và thành phố Hà Tiên.
Gắn liền với sự ra đời của kênh đào Vĩnh Tế chính là tên tuổi của một vị quan cai quản tài ba. Được người dân An Giang vô cùng biết ơn và kính trọng, đó là danh tướng Thoại Ngọc Hầu.
Ngày nay khi di chuyển từ Châu Đốc – An Giang dọc theo Quốc lộ 91 đến thị trấn Tịnh Biên. Sau đó tiếp tục đi theo tuyến N1 sẽ đến ngay với khu vực kênh Vĩnh Tế. Như vậy tổng chiều dài thực tế của kênh Vĩnh Tế cho đến hiện tại chỉ còn khoảng 65 – 66km.
Thời gian khởi công xây dựng kênh Vĩnh Tế
Đối chiều từ rất nhiều tài liệu ghi chép ở thời nhà Nguyễn có thể thấy. Kênh đào Vĩnh Tế chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 12 âm lịch năm 1819. Tức là dưới triều Vua Gia Long trị vì. Kênh được đào trong 5 năm và hoàn thành vào tháng 5 âm lịch năm 1824. Tức là dưới triều Vua Minh Mạng.
Các tài liệu lịch sử ghi lại rằng, Kênh Vĩnh Tế được xây dựng ở nơi “đồng không mông quạnh”. Nghĩa là những nơi có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, xung quanh thiếu thốn mọi bề. Chính vì vậy mà trong quá trình đào kênh, có rất nhiều nhân công lâm bệnh và bỏ mạng. Đó cũng là lý do khiến cho thời gian đào kênh bị kéo dài và bị gián đoạn. Thống kê cho thấy việc đào kênh Vĩnh Tế phải hoãn lại tổng cộng 2 lần. Tuy nhiên vượt qua tất cả khó khăn đồng cũng như nhận được sự giúp đỡ của quân dân nhà Miên. Kênh Vĩnh Tế cũng đã được xây dựng xong với độ rộng trung bình khoảng 30m. Độ sâu trung bình khoảng 2.55m.
Vào thời điểm công trình hoàn thiện, Vua Minh Mạng đã ban thường rất hậu cho chỉ huy chính của công trình. Đó chính là ông Thoại Ngọc Hầu cùng với quan lại và quốc vương Campuchia. Không những thế nhà vua còn đặt tên con kênh này theo tên bà Châu Thị Vĩnh Tế. Người này là phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu. Đây là người đức độ, tài năng, có công lớn trong việc giúp chồng xây dựng kênh đào.
Giai đoạn xây dựng của kênh đào Vĩnh Tế
Bên cạnh ông Thoại Ngọc Hầu, kênh đào Vĩnh Tế còn có sự góp sức của rất nhiều vị quan lớn. Cụ thể đó là tướng Nguyễn Văn Nhơn, tướng Lê Văn Duyệt, tướng Trương Tấn Bửu, tướng Trần Văn Năng.
Thông tin cụ thể về 3 giai đoạn xây dựng của kênh đào này sẽ được đề cập ngay sau đây
Giai đoạn 1
Đây là thời gian bắt đầu khởi công xây dựng kênh, tức là vào tháng 12/1819 âm lịch. Việc đào kênh trong giai đoạn 1 kéo dài cho đến tháng 3/1820 âm lịch thì tạm dừng. Lý do đưa ra có thể là vì vua Minh Mạng mới lên ngôi đang cần ổn định triều chính. Đồng thời khoảng thời gian này dịch bệnh tả cũng đang hoành hành dữ dội.
Trong giai đoạn này số lượng quân và dân được huy động tổng cộng lên tới 10.500 người. Bao gồm 5000 dân phu, 5000 dân Chân Lạp và 500 binh đồn Uy Viễn.
Ở giai đoạn đầu tiên, kênh Vĩnh Tế đã được hình thành với chiều dài đào đắp 9.072m. Đạt 32,3% so với kế hoạch và kênh đã có thể lưu thông được từ Châu Đốc đến Hà Tiên.
Giai đoạn 2
Giai đoạn hai sẽ được bắt đầu từ tháng 2/ 1823 cho đến tháng 4/1823 âm lịch. Số Lực lượng quân dân được tập hợp tại các đồn Uy Viễn, đồn Vĩnh Thanh và đồn Định Tường. Tổng số người tham gia đào kênh trong khoảng thời gian này là hơn 39.000 dân. Ngoài quân dân trong nước còn có Quân dân Chân Lạp với hơn 16.000 người. Tổng cộng lại khoảng hơn 55.000 người, chia làm 3 lượt hoạt động luân phiên.
Khi đến tháng 4/1823, vua Minh Mạng lại cho ra chiếu chỉ tạm ngưng đào kinh Vĩnh Tế. Bởi vì vào mùa hạ mực nước dâng cao và nhân công cũng suy giảm rất nhiều.
Thống kê trong đợt 2 kênh đã được đào đắp 32.000m đạt 86,1% so với kế hoạch.
Giai đoạn 3
Giai đoạn cuối cùng trong hành trình đào kênh được diễn ra từ tháng 2/1824 cho đến tháng 5/1824. Giai đoạn này có tổng cộng 25.000 lượt người tham gia đào đắp 5.190m. Bao gồm cả quân và dân phu trong nước và nước Chân Lạp.
3 yếu tố giúp kênh Vĩnh Tế tạo được kỳ vọng trong tương lai
Được xem là một trong những công trình giao thông đường thủy vĩ đại nhất cả nước. Kênh Vĩnh Tế chứa đựng rất nhiều giá trị to lớn ảnh hưởng đến mọi mặt của người dân Châu Đốc – An Giang. Thậm chí người dân nơi đây còn xem nó như một niềm tự hào vô cùng lớn lao.
Mang đến nhiều giá trị nông nghiệp to lớn cho người dân
Sự ra đời của kênh đào Vĩnh Tế mang đến rất nhiều lợi ích cho nông nghiệp miền Tây Nam Bộ. Nhất là trong việc canh tác, trồng trọt tại khu vực tứ giác Long Xuyên. Nhờ có con kênh này mà hàng triệu hecta đất đai bị nhiễm phèn đã được tháo rửa. Đồng thời còn được cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Không chỉ ở mỗi khu vực An Giang, mà còn cho toàn bộ diện tích tiếp giáp với Campuchia. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để người dân địa phương mở rộng diện tích trồng lúa. Từ đó nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện đời sống ngày càng ấm no hơn
Bên cạnh việc cung cấp phù sa bồi đắp cho những cánh đồng hàng ngàn hecta tại khu vực. Kênh Vĩnh Tế còn mang đến tài nguyên cá tôm cực kỳ dồi dào và đa dạng. Người dân sinh sống dọc kênh cho biết, nước từ kênh chảy tới đâu thì tôm cá kéo tới đó. Nếu đến An Giang chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh thuyền bè ngược xuôi trên dòng kênh để đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản rất dễ dàng.
Nhờ vào nguồn tài nguyên này, tại An Giang cũng đã sản sinh ra món mắm cá chứ danh. Nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như trên cả nước. Không ai là không biết tới thương hiệu mắm Châu Ðốc. Nơi có công thức ủ mắm thơm ngon với nguyên liệu chính ngay trên dòng kênh Vĩnh Tế.
Đóng vai trò quan trọng trong thương mại dịch vụ, lưu thông hàng hóa
Kênh đào Vĩnh Tế ra đời giúp cho việc thông thương hàng hóa trong khu vực càng được thuận tiện. Bên cạnh ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng khu vực biên giới. Đây còn là tuyến giao thông thủy huyết mạch nối từ Thành phố Châu Đốc đến Thành phố Hà Tiên. Cũng như là nơi trung chuyển của các nguồn hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Một điều đặc biệt đáng phải nhắc tới đó là dòng kênh này chảy qua thị trấn Xuân Tô huyện Tịnh Biên. Đây là nơi có tình hình buôn bán giao lưu hàng hóa cực kỳ tấp nập. Hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới được đưa về đây và tự do trao đổi tại các phiên chợ biên giới. Bên cạnh các mặt hàng chủ đạo là nông sản và thủy hải sản. Nơi đây còn có nhiều mặt hàng “độc lạ” như bọ cạp Bảy Núi, bọ rầy, rết núi…
Tại An Giang vận chuyển hàng hóa từ địa phương đến cửa khẩu Tịnh Biên chủ yếu thông qua kênh Vĩnh Tế. Bởi vì chất lượng đường bộ tức quốc lộ 91 thường xuyên xuống cấp gặp trục trặc. Do đó hầu hết các doanh nghiệp vận tải sẽ lựa chọn đường thủy. Trên dòng kênh này, tàu chở hàng quy mô trên 500 tấn vẫn có thể lưu thông thuận tiện.
>>> Xem thêm: Phúc An Asuka – Nơi dừng chân tham quan lý tưởng của thành phố du lịch tâm linh
Mở ra tiềm năng du lịch trải nghiệm sông nước tại An Giang
Khi nhắc tới các địa điểm thưởng ngoạn sông nước đặc trưng của vùng đất An Giang. Ngoài du lịch tâm linh An Giang, chắc chắn người ta không thể bỏ qua hành trình khám phá kênh đào Vĩnh Tế.
Hiện tại các tour du lịch tổ chức tham quan kênh đào Vĩnh Tế luôn thu hút được đông đảo khách du lịch. Nhất là vào thời điểm mùa hè, tức mùa nước nổi. Nước từ con kênh sẽ tràn vào đồng ruộng kèm theo rất nhiều tôm cá từ biển chảy vào. Khách du lịch sẽ có cơ hội nhìn ngắm những cánh đồng trắng xóa. Ngắm nhìn những dân lênh đênh trên xuồng giăng lưới đánh bắt mưu sinh.
Hiện tại xã Vĩnh Tế – TP Châu Đốc đang triển khai xây dựng cầu treo bắc ngang qua kênh Vĩnh Tế. Phục vụ du khách tham quan vãn cảnh tại chùa Bà Bài tức chùa Bồng Lai. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử văn hóa cách mạng tiêu biểu của đại phương. Sở hữu phong cảnh rất đẹp, góp phần quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch địa phương.
>>>> Xem thêm: Du lịch & bất động sản Châu Đốc hỗ trợ lẫn nhau phát triển
Có thể thấy kênh Vĩnh Tế là một trong những công trình thể hiện đỉnh cao trí tuệ và công sức của người dân miền Tây Nam Bộ. Dự án không chỉ có ý nghĩa lớn trong an ninh chính trị, an ninh quốc phòng. Mà còn là yếu tố lợi thế để phát triển kinh tế đồng bộ tại các địa phương. Nơi có kênh đào này đi qua.