Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm được triển khai trong năm 2023 là những tín hiệu cho thấy BĐS trung, dài hạn có nhiều khởi sắc. Được biết, có đến hơn 700 nghìn tỷ đồng từ vốn kế hoạch đầu tư công cộng nguồn ngân sách nhà nước sẽ được dùng để đầu tư kết cấu hạ tầng.
Hàng loạt dự án hạ tầng được triển khai
Theo kế hoạch, lượng vốn đầu tư công dành cho các dự án giao thông chiếm tỷ lệ rất lớn. Tính riêng TP.HCM và một số địa phương vùng lõi của Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…, số vốn ưu tiên cho giao thông đã lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Có thể điểm một số dự án lớn như: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 50, Nút giao An Phú… (TP.HCM); Trục đường trung tâm TP. Biên Hòa, Cầu Thống Nhất, Tuyến đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An, TP. Biên Hòa đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu… (tỉnh Đồng Nai); Cầu Phước An, Đường ĐT.911B, Đường Long Sơn – Cái Mép… (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Hay ở thị trường mới, hạ tầng giúp BĐS Châu Đốc (An Giang) tăng trưởng nhờ: cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, tuyến nối QL91, tuyến tránh TP. Long Xuyên, cầu Châu Đốc,…
Trên bình diện quốc gia, nhiều dự án giao thông có tính đột phá đang được triển khai. Đầu năm nay, cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đã được khởi công. Đây là đột phá mới trong quá trình thực hiện “cuộc cách mạng” về hạ tầng giao thông tiến lên hiện đại, linh hoạt, khả năng kết nối cao. Trong khi đó, cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020, với chiều dài 654 km, cũng đang chạy nước rút về đích vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Bên cạnh trục cao tốc dọc Bắc – Nam, các trục cao tốc ngang khác cũng được chuẩn bị đầu tư rất khẩn trương. Hiện tại 4 dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Cao Lãnh – An Hữu… đang tăng tốc giải phóng mặt bằng, hoàn thiện thủ tục để khởi công vào ngày 30/6/2023. Ba dự án cao tốc này có tổng chiều dài 358,7 km, tổng mức đầu tư hơn 84.528 tỷ đồng. Các dự án cao tốc khác như Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Tuyên Quang – Phú Thọ, TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, TP.HCM – Mộc Bài, Gia Nghĩa – Chơn Thành… cũng được các địa phương, nhà đầu tư tích cực chuẩn bị thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án. Ở 2 cực phát triển của đất nước là Hà Nội và TP.HCM, tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án như Vành đai 4 – TP. Hà Nội, Vành đai 3, 4 TP.HCM cũng rất khẩn trương.
Đặc biệt, đối với lĩnh vực giao thông vận tải, một dự án thu hút nhiều sự quan tâm là Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 109.112 tỷ đồng. Hiện tại, các hạng mục như san nền, cọc nhà ga đang được thi công rầm rộ. Hạng mục quan trọng nhất là phần thân nhà ga cũng đang được lựa chọn nhà thầu thi công nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2026.
Trên địa bàn cả nước, nguồn ngân sách trung ương lẫn địa phương định hướng dồn nguồn lực đầu tư với kỳ vọng tạo bước đột phát trong phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đó, một nguồn động lực lớn cho phát triển quốc gia trong vài năm tới đây được khai phóng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản trung hạn
Có thể khẳng định một điều, hạ tầng giao thông đi đến đâu, thị trường bất động sản phát triển đến đó. Do đó, dòng vốn đầu tư công năm 2023 dành cho hạ tầng giao thông sẽ là động lực phát triển kinh tế – xã hội nói chung và tạo xung lực tác động tích cực lên thị trường bất động sản trong trung hạn.
Theo giới chuyên gia, giai đoạn tới, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng giao thông sẽ thúc đẩy những dự án đô thị không ngừng mọc lên và làm thay đổi tiềm lực kinh tế mỗi địa phương. Dòng tiền đầu tư sẽ dịch chuyển theo các dự án lớn như đường vành đai của đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, những tuyến cao tốc đi miền Tây, Tây Nguyên… Khi kinh tế tăng trưởng, dân cư tăng cơ học ở khu vực phát triển công nghiệp sẽ kích cầu và khiến thị trường bất động sản hấp dẫn trở lại.
Hoạt động giải ngân đầu tư công cho các dự án hạ tầng giao thông góp phần tạo tác động tích cực lên thị trường địa ốc ở nhiều khía cạnh. Trước hết, các dự án phát triển nhà ở đô thị sẽ hưởng lợi khi kết nối thuận lợi với các tuyến cao tốc, vành đai hoặc sân bay. Hiện tại, các dự án đầu tư công đang tập trung tại khu vực ven TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ…, nên các địa phương lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang hay An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang… sẽ được hưởng lợi trong vài năm tới.
Đơn cử như Khu đô thị Phúc An Asuka – dự án mới nhất của Trần Anh Group triển khai tại TP Châu Đốc, An Giang. Nằm trên mặt tiền Quốc lộ 91, gần với cao tốc Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc đang triển khai, dự án đang được hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến đường huyết mạch này. Mặc dù mới ra mắt đầu năm 2023 nhưng nhờ điểm đặt lý tưởng, không gian sống mới mẻ, dự án nhanh chóng trở thành tâm điểm đầu tư tại thị trường BĐS miền Tây Nam Bộ.
Kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ có thể coi như một đòn bẩy đối với thị trường bất động sản nơi dự án đi qua. Hiện nay, nhiều địa phương đang hoàn thiện các quy hoạch tỉnh An giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó chú trọng dành không gian mới bám các tuyến giao thông trọng điểm đang được đầu tư để phát triển khu đô thị, khu công nghiệp. Do đó, ngoài nhà ở đô thị, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, phân khúc bất động sản công nghiệp được kỳ vọng là “điểm sáng” trong thời gian tới. Hệ thống hạ tầng được phát triển đồng bộ, hiện đại trên khắp cả nước cũng làm tăng giá trị các dự án bất động sản công nghiệp. Ngoài nhà xưởng, một số lĩnh vực ngách như bất động sản cho dịch vụ hậu cần, kho lạnh cũng được đánh giá giàu tiềm năng khai thác nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử.
Không chỉ tạo sức bật cho thị trường BĐS trung và dài hạn, hạ tầng còn là một trong các yếu tố quan trọng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường hồi phục vào năm 2023, cụ thể là quý II/2023. Trong đó, sự hồi phục sẽ đến sớm ở những khu vực có dự án hạ tầng trực tiếp đi qua, sau đó mới đến các khu vực lân cận khác.