Gỡ “điểm nghẽn” An Giang đẩy mạnh tốc độ phát triển giai đoạn 2023 – 2030

Gỡ "điểm nghẽn" An Giang đẩy mạnh tốc độ phát triển giai đoạn 2023 - 2030 3

UBND tỉnh An Giang đã chỉ rõ nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho chặng đường phát triển “dài hơi”. Trong đó, hạ tầng giao thông và chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng khơi thông “điểm ngẽn để tăng tốc phát triển cùng với các vùng miền.

Đối với chất lượng nguồn nhân lực

Ngày 24-4, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã có buổi tiếp xúc với 118 cử tri của xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Phú Thuận và thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn) trước kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội.

Tại đây, cử tri đã đề nghị Đảng, Nhà nước nên có cơ chế tuyển dụng người tài; cần sơ tổng kết những gương người tốt, việc tốt. Đặc biệt là sớm tổng kết những gương điển hình dám nói, dám làm để có nhiều nhân tài hơn nữa.

Gỡ "điểm nghẽn" An Giang đẩy mạnh tốc độ phát triển giai đoạn 2023 - 2030 4

Ngoài ra, hiện nay điều lệ trường trung học quy định đối với học sinh trường THCS, THPT phải có 45 học sinh/lớp là rất khó để đổi mới phương pháp dạy học.

“Đề nghị Quốc hội và ngành giáo dục điều chỉnh điều lệ trường trung học cho phù hợp điều kiện đổi mới dạy học. Mỗi lớp còn lại 35 em cho phù hợp với các nước. Có như vậy mới có đủ điều kiện chăm lo cho các em và đổi mới phương pháp giảng dạy”, ông Nguyễn Văn Khánh, cử tri xã Phú Thuận, nói.

Còn ông Trần Văn Đức, cử tri xã Vĩnh Chánh, đề nghị Chính phủ có thể mua lúa cho nông dân để dự trữ quốc gia. Khi nào hết thu hoạch thì bán lại cho các doanh nghiệp với giá cao. Vì hiện nay vào vụ thu hoạch, giá lúa giảm nhẹ, nhưng khi nào hết thu hoạch thì giá lúa tăng mạnh. Dù bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhiều rồi nhưng trồng hoa màu không biết bán đi đâu.

Xem thêm: TP. Châu Đốc: Định hướng phát triển giai đoạn 2023 – 2030 [Theo Kết luận số 23-KL/TU]

Đối với hạ tầng giao thông

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long đang có hai “điểm nghẽn” là hạ tầng giao thông và chất lượng nguồn nhân lực. Hạ tầng hiện nay không chỉ là giao thông mà còn rộng hơn là hạ tầng phát triển kinh tế xã hội và kinh tế số. Nguồn nhân lực bắt nguồn từ giáo dục, còn giáo dục bắt nguồn từ phố thông.

Qua những lần khó khăn, thiên tai thì nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế. Đời sống nông dân ổn nhất. Giá lúa gạo Việt Nam đang được nâng lên, thương hiệu gạo ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, thế giới đang cảnh báo thiếu hụt 7-8 triệu tấn lương thực.

“Hiện nay, nhu cầu về gạo đang thiếu rất lớn nên nông dân An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long đang có lợi thế rất lớn. Với hai điểm nghẽn này, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cùng với địa phương tháo gỡ để tạo điều kiện cho đồng bằng tiếp tục phát triển nhanh hơn, tăng tốc cùng với các vùng, miền khác trên cả nước”, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói.

Gỡ "điểm nghẽn" An Giang đẩy mạnh tốc độ phát triển giai đoạn 2023 - 2030 5

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện các dự án: Tuyến tránh Long Xuyên, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Cầu Châu Đốc, đường nối TX. Tân Châu – TP. Châu Đốc,… các dự án trọng điểm này sẽ được UBND tỉnh theo sát để đảm bảo tiến độ. Đồng thời đây sẽ là yếu tố tạo lực để thu hút đầu tư và tạo tiền đề cho bất động sản An Giang bước chân mạnh mẽ vào đường đua với các tỉnh/thành khu vực.

Xem thêm: Nâng cấp và mở rộng tuyến đường Mậu Thân (Kênh Hòa Bình)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *