Định hướng phát triển tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2030

Định hướng phát triển tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2030 1

Định hướng phát triển tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2030 đưa ra các phương hướng, kế hoạch xây dựng tỉnh cụ thể trong thời gian tới. Các định hướng này nhằm hướng đến xây dựng tỉnh An Giang phát triển toàn diện từ kinh tế – xã hội đến an ninh, môi trường.

Bám sát quy hoạch tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang đã nỗ lực xây dựng Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là kim chỉ nam cho công tác chỉ đạo, điều hành toàn diện nền kinh tế – xã hội trong thời gian tới nhằm khai thông và tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh An Giang đang tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh An Giang. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI đã xác định mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025 kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình cả nước; đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước”.

Chia sẻ thông tin về Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, quy hoạch cũng bám sát những định hướng mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Đồng thời, đây là bản quy hoạch theo hướng tích hợp, đa ngành, đa lĩnh vực và toàn diện nhất từ trước tới nay.

“Quy hoạch được xem là kim chỉ nam cho công tác chỉ đạo, điều hành toàn diện nền kinh tế – xã hội trong thời gian tới một cách bài bản, khoa học, khai thông và tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi mô hình phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế”, ông Bình cho hay.

Định hướng phát triển tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2030 2

Định hướng phát triển An Giang cụ thể giai đoạn 2021 – 2030

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, trong thời kỳ 2021-2030, tỉnh An Giang tiếp tục xác định ba khâu đột phá trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội.

  • Thứ nhất, đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch.
  • Thứ hai, nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ; cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
  • Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.

Về tăng trưởng kinh tế, tỉnh An Giang định hướng mục tiêu GRDP tăng trưởng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ. Trong đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của tỉnh như: kết cấu hạ tầng giao thông liên tỉnh, liên vùng; đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các khu chức năng của khu kinh tế; phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh tạo ra các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao, phát triển mạnh mẽ hạ tầng phục vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng nhằm tận dụng ưu thế về địa hình độc đáo của tỉnh, tăng cường xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa và kinh tế số.

Về phát triển xã hội, tiếp tục giữ ổn định dân số, chú trọng cải thiện hạ tầng giáo dục, y tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều; tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ và công nghệ thông tin.

Phấn đấu đến năm 2050, tỉnh An Giang trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, văn minh, sinh thái, bền vững và mang bản sắc văn hóa sông nước của vùng đất đầu nguồn sông Mê Kông; có trình độ phát triển khá so với cả nước… Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và đặc biệt là kết nối thông suốt với khu vực, trong nước và quốc tế; là thủ phủ của ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tinh của cả nước; là đích đến của các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chế biến thực phẩm lớn của thế giới; là đầu mối giao thương hàng hóa, dịch vụ của vùng với thị trường Campuchia và các nước khu vực ASEAN; là địa phương gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử, đa dạng sinh học, đồng thời phát triển bền vững mô hình kết hợp giữa du lịch tâm linh, du lịch sinh thái với thương mại hàng hóa, dịch vụ đặc trưng của địa phương.”, ông Bình nhấn mạnh.

Định hướng phát triển tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2030 3

Là nơi “đất lành chim đậu”, An Giang hiện nay thu hút rất nhiều các doanh nghiệp địa ốc đến đây triển khai các dự án khu đô thị, khu dân cư. Điển hình trong đó là dự án Phúc An Asuka – khu đô thị phong cách Nhật đa tiện ích đầu tiên tại Tp. Châu Đốc. Ngoài ra còn có các dự án khác như Diamond City, The New City, T&T Long Xuyên, TNR Tân Châu,… Những dự án này đang góp phần làm thay đổi diện mạo của tỉnh An Giang, trực tiếp tác động đến ngành kinh tế, du lịch của địa phương, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư cho tỉnh.

Định hướng phát triển tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030 cũng xác định các khu đô thị, khu dân cư chính là các hạng mục cần được đẩy mạnh triển khai. Nhất là các dự án có sự tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch, tới diện mạo đô thị và nâng tầm vị thế của tỉnh An Giang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *