Đất thổ cư có phải đóng thuế hàng năm không? Cách tính thuế đất thổ cư như thế nào? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí qua bài viết dưới đây.
Nhiều người dân vì không nắm rõ các quy định về đất đai nên gặp phải không ít khó khắn trong việc thực hiền quyền cũng như nghĩa vụ của mình đối với đất đai. Một vài thắc mắc thường gặp nhất có thể kể đến như:
- Có sổ đỏ có phải đóng thuế đất không?
- Phí sang tên sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu? Ai là người đóng?
- Khi nào thì giá đất được trừ khi tính thuế GTGT?
- Sổ hồng có thời hạn là gì? Thời hạn thường bao nhiêu lâu?
- Đất thổ cư có phải đóng thuế hàng năm không?
Để giải đáp những vấn đề này, chúng tôi sẽ dựa trên những quy định mới nhất của Luật đất đai để đưa ra thông tin chính xác và phù hợp nhất.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề: Đất thổ cư có phải đóng thuế hàng năm không? Những vấn đề còn lại sẽ được giải đáp cụ thể trong một bài viết hoàn chỉnh riêng, nhằm đảm bảo thông tin tách bạch, dễ tiếp nhận nhất.
Thuế đất thổ cư là gì?
Đất thổ cư là loại đất dùng để ở, để xây nhà cửa. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Pháp luật Việt Nam vẫn không chính thức công nhận tên gọi “đất thổ cư”.
Luật đất đai năm 2013 quy định, đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và được chia thành 2 loại là đất nông thôn và đất thành thị. Đối với chủ sở hữu đất phi nông nghiệp khi sử dụng đất phải nộp thuế cho nhà nước hàng năm. Tiền thuế này được người ta gọi chung là thuế thổ cư nhưng khái niệm về đất thổ cư vẫn chưa được công nhận trong văn bản luật chính thống.
Như vậy, thuế đất thổ cư chính là khoản thuế mà chủ sở hữu khu đất phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Đây cũng là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Đất thổ cư có phải đóng thuế hàng năm không?” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay.
Các đối tượng phải chịu thuế đất thổ cư
Các đối tượng phải nộp thuế đất thổ cư không hẳn là những người chỉ sử dụng đất để ở, mà còn sử dụng đất cho mục đích kinh doanh. Tất cả các đối tượng này đều phải nộp thuế theo quy định và được thể hiện cụ thể trong các trường hợp sau:
Đất sử dụng để ở
Đất sử dụng để ở là đất dùng để xây nhà hay một số công trình khác nhằm phục vụ đời sống của con người. Loại đất này bao gồm cả đất ao, đất vườn nếu gắn liền với nhà trên cùng thửa đất đó và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Đất sử dụng để ở được chia thành 2 nhóm chính là đất ở tại khu vực nông thôn và đất để ở khu vực đô thị. Trong đó, đất để ở tại khu vực nông thôn là loại đất được xác định nằm trong địa giới hành chính của xã thuộc địa phương. Trừ trường hợp đất thuộc quản lý của thị xã nhưng nằm trong khu đô thị mới, thuộc quy hoạch của Nhà nước. Đất này thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ đời sống. Đất được sử dụng phải phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và được duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
Còn đất để ở tại khu vực đô thị nằm trong địa giới hành chính của phường, thị trấn. Nhóm đất này bao gồm luôn phần đất để ở tại các khu đô thị mới được thực hiện theo quy hoạch của Nhà nước. Đất để ở tại khu đô thị được sử dụng để xây dựng nhà và các công trình phụ khác.
Các công trình nhà ở
Công trình nhà ở là các công trình được xây dựng lên với mục đích để ở, phục vụ đời sống của các cá nhân, hộ gia đình. Ngoài để ở, các công trình này còn đáp ứng cho con người nhiều nhu cầu cơ bản khác. Các công trình nhà ở hiện nay được chia thành các loại sau:
- Nhà ở theo kiểu riêng lẻ: Nhà được xây dựng trên lô đất thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay hộ gia đình.
- Nhà ở theo kiểu chung cư: Nhà được xây dựng từ 3 tầng trở lên, trong đó sẽ có nhiều căn hộ khác nhau, có lối đi và cầu thang chung.
- Nhà ở với mục đích thương mại: Nhà xây dựng để bán hoặc cho thuê.
- Nhà ở với mục đích công vụ: Nhà xây dựng để dành cho các đối tượng nằm trong diện được thuê trong thời gian thực hiện công tác.
- Nhà ở phục vụ quá trình tái định cư: Nhà được xây dựng với mục đích cho các cá nhân, tổ chức thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất hay bị giải tỏa.
- Nhà ở xã hội: Nhà được xây dựng với mục đích cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ của Nhà nước.
>>>> Xem thêm: Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam được không? Điều kiện & thủ tục
Hướng dẫn cách tính thuế đất thổ cư
Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định về các tính thuế đất thổ cư cụ thể như sau:
Thuế đất ở = Số tiền thuế phát sinh trừ (-) số tiền thuế nằm trong diện miễn giảm. |
Trong đó, công thức tính thuế phát sinh như sau:
Số tiền thuế phát sinh = Diện tính đất tính thuế x Giá lô đất trên 1m2 x Thuế suất |
Trong đó, đơn vị tính thuế đất thổ cư là VNĐ, tính diện tích là m2, thuế suất là % và giá của lô đất là đồng/m2.
Trên đây là thông tin đầy đủ nhất về thuế đất thổ cư mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi đất thổ cư có phải đóng thuế hàng năm không rồi chứ.
Nếu trong quá trình tìm hiểu, bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc gì. Hay bạn có nhu cầu tìm hiểu về tiềm năng thị trường bất động sản An Giang. Bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.