Cửa khẩu An Giang: 03 tác động đến kinh tế địa phương giai đoạn 2023 – 2030

Cửa khẩu An Giang

Cửa khẩu An Giang đang tác động lớn đến tốc độ phát triển kinh tế địa phương. Đây là hạng mục hạ tầng quan trong được UBND tỉnh giành nhiều quan tâm. An Giang đang kỳ vọng nhiều hơn vào kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2023 – 2030.

Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng biên giới. Tỉnh An Giang có giới dài gần 100km tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Vương quốc Campuchia), là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Vương quốc Campuchia và các nước thành viên ASEAN. Có thể xem đây là lợi thế rất lớn để An Giang phát triển thương mại biên giới.

Theo kế hoạch phát triển KT-XH từ UBND tỉnh, An Giang phấn đấu đạt kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt 9 tỷ USD vào năm 2025; trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới tăng trưởng bình quân 10%/năm.

Cửa khẩu An Giang đang là thông tin được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, các chủ đầu tư đang xem đây là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đất hoạt động kinh doanh sau khi triển khai. Ngoài lĩnh vực kinh tế công nghiệp, du lịch và văn hóa, bất động sản cũng nhận nhiều tác động tích cực từ những thông số phát triển đầy triển vọng của cửa khẩu An Giang.

Tại tỉnh An Giang hiện có bao nhiêu cửa khẩu? Tác động của cửa khẩu đến kinh tế – văn hóa và diện mạo đô thị ra sao? Cùng làm rõ ngay sau đây:

An Giang có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế?

Ở thời điểm hiện tại tỉnh An Giang có tổng cộng 2 cửa khẩu quốc tế. Đó là cửa khẩu Tịnh Biên và cửa khẩu Vĩnh Xương. Đây đều là hai cửa khẩu quốc tế kết nối Việt Nam với đất nước láng giềng Campuchia. 

Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên – An Giang

Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên nằm tại khu vực biên giới giáp ranh của thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. Khu vực này chỉ cách thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia khoảng 120km. Đây là nơi giao thương hàng hóa chiến lược kết nối QL91 – Việt Nam với QL2 – Campuchia. Theo thông tin nhận được đây là một trong những cửa khẩu lớn nhất nằm trên dải đất hình chữ S. Nơi đây không chỉ sở hữu rất nhiều lợi thế về xuất – nhập khẩu. Mà còn là cửa ngõ kết nối khu vực ĐB SCL với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông.

Cửa khẩu An Giang

Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương – An Giang

Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương là cửa khẩu quốc tế mới được thành lập của tỉnh An Giang. Kết nối thị xã Tân Châu với huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Campuchia thông qua sông Mê Kông. Một trong những con sông lớn nhất trên thế giới.

Trước khi được công nhận trở thành cửa khẩu Quốc Tế thứ hai của địa phương. Nơi đây đã là khu vực giao thương buôn bán sầm uất của cả hai tỉnh từ rất lâu về trước. Ngoài buôn bán, khu vực này còn là địa điểm du lịch nổi tiếng đối với du khách quốc tế.

03 tác động của cửa khẩu An Giang đến kinh tế địa phương 

Đối với kinh tế chung 

Cửa khẩu Tịnh Biên và Vĩnh Xương là hai cửa khẩu quốc tế đóng có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống các cửa khẩu tại An Giang. Nhờ có các cửa khẩu này, nhà nước và UBND tỉnh An Giang đã bố trí xây dựng nên các khu kinh tế. Với mục tiêu thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế – xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tăng cường sự đoàn kết, hợp tác và hữu nghị của hai nước. Cũng như tỉnh An Giang và hai tỉnh Tà Keo, Kandal.

Sự xuất hiện của các cửa khẩu quốc tế giúp địa phương có thêm cơ sở để kêu gọi nguồn vốn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới chính sách thương mại, giao thông vận tải liên vận. Mở rộng giao lưu kết nối tới các quốc gia trong khu vực ASEAN. Giúp Việt Nam tiếp cận sâu rộng tới thị trường nước ngoài. 

Thông qua lợi thế về vị trí, đất đai cũng như tiềm năng tài nguyên hiện có. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài thuộc ASEAN đã trực tiếp đầu tư vào một số dự án của tỉnh. Từ đó đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu hàng hóa, tăng thu ngân sách. Tạo công ăn việc làm cho lao động cũng như làm giàu cho địa phương. 

Đối với thị trường bất động sản 

Bất động sản bao quanh khu vực cửa khẩu được xem là “miếng bánh ngon” của nhiều nhà đầu tư. Bởi lẽ nơi đây nắm giữ giá trị cốt lõi là khu vực giao thương, phát triển kinh tế hàng hóa. Là tâm điểm của du lịch với hệ thống danh lam thắng cảnh đẹp. Cực kỳ thích hợp để phát triển du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng. 

Mặc dù bất động sản An Giang tại khu vực cửa khẩu An Giang không được nhiều nhà đầu địa phương để ý. Nhưng nó lại đang trở thành kênh đầu tư thu hút và hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nhanh nhạy có tầm nhìn, đặc biệt là nhà đầu tư Tp. Hồ Chí Minh. 

Với lợi thế về kết nối và loạt chính sách hỗ trợ của địa phương, bất động sản cửa khẩu nói riêng và nhà đất An Giang nói cung đang tăng trưởng rõ rệt. Nhiều dự án đô thị mới lấy đâu là nền tảng tiềm lực để thu hút khách hàng. Theo thống kê, năm 2022, lượng giao dịch mua bán nhà đất An Giang tăng hơn 40% so với năm 2021. Trong đó, bất động sản công nghiệp An Giang, bất động sản nông nghiệp An Giang và nhà đất khu vực cửa khẩu An Giang tăng gần 60%.

Đối với kinh tế du lịch

Thông qua chính sách phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu gắn liền phát triển du lịch. Cửa khẩu An Giang hiện đang được xem là tuyến du lịch huyết mạch đóng vai trò then chốt. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để du lịch tỉnh An Giang tham quan và học hỏi các mô hình du lịch tiên tiến. Mà còn là nơi triển khai xây dựng một số điểm du lịch,  tuyến du lịch mới trong tương lai.

Cửa khẩu An Giang

Với vai trò quan trọng là điểm kết nối, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Khách du lịch của hai nước có thể di chuyển, khám phá tới nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Tiêu biểu tại tỉnh An Giang là một số điểm du lịch văn hóa tâm linh. Những nơi lưu giữ và thường xuyên triển khai các sự kiện, lễ hội văn hóa thể thao, truyền thống. Có thể kể tới như Lễ hội mùa nước nổi, lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi… Qua đó giúp cho nhiều doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với An Giang.

Hy vọng qua những nội dung vừa chia sẻ, bạn đọc đã nắm được thông tin về cửa khẩu An Giang, cũng như hiểu rõ được ý nghĩa của chúng trong phát triển kinh tế, du lịch và bất động sản khu vực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *