Bến phà Thuận Giang là một trong những bến phà lớn nhất tại khu vực miền Tây. Là một trong những bến phà nhiều năm tuổi tại An Giang, bến phà Thuận Giang vốn nắm giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế và liên kết địa phương.
Thông tin tổng quan về bến Phà Thuận Giang
Bến phà Thuận Giang là bến phà nối liền hai bờ sông Vàm Nao. Một trong hai bến phà có quy mô lớn nhất tại miền Tây Nam Bộ. Về vị trí địa lý, bến phà Thuận Giang nằm trên hai tuyến đường liên tỉnh lớn: DT942 và DT954. Thuộc địa bàn huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Đây là nơi giao nhau của hai hệ thống sông lớn nhất khu vực. Đó là sông Tiền và sông Hậu. Đặc điểm này giúp cho đất đai dọc hai bên bờ sông cực kỳ trù phú và màu mỡ. Từ đó trở thành địa phương sản xuất lương thực trọng điểm tại tỉnh An Giang.
Về lịch sử xây dựng, bến phà Thuận Giang trước đây chỉ là một bến đò nhỏ. Sau khi được công ty Cổ phần Phà An Giang đầu tư xây dựng mở rộng. Bến phà Thuận Giang mới chính thức được ra đời. Thời gian thi công dự án là vào năm 1999 với mức kinh phí đầu tư lên tới 20 tỷ đồng.
Hiện tại Bến Phà này đang chịu sự quản lý và vận hành của Xí nghiệp Phà Thuận Giang. Thành viên đơn vị của công ty Cổ phần Phà An Giang. Cho đến nay đây vẫn là phương tiện kết nối duy nhất gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân An Giang.
>>>> Xem thêm: Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng sẽ khởi công đúng kế hoạch (trước 30/6/2023)
Lịch hoạt động và quy mô của bến phà Thuận Giang
Theo thông tin cập nhật mới nhất, Phà Thuận Giang sẽ hoạt động từ 5h sáng cho đến 18h tối. Tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên ở thời điểm đại dịch Covid diễn biến phức tạp, bến phà này đã tạm dừng hoạt động. Hiện tại khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát. Bến phà Thuận Giang đã quay trở lại hoạt động bình thường để phục vụ người dân và khách du lịch.
Về quy mô thiết kế, phà Thuận Giang sẽ có tổng cộng 4 chiếc phà lớn. Có thể chuyên chở từ 2 – 3 xe ô tô chở khách 45 chỗ cùng một lúc. Hơn nữa như đã đề cập, tuyến phà này nằm ngay cạnh hai tuyến đường liên tỉnh là DT942, DT954. Chính vì vậy mật độ phương tiện giao thông tại đây luôn luôn đông đúc. Nhu cầu di chuyển đi lại của người dân địa phương hai bên bờ cũng rất cao. Phà liên tục hoạt động hết công suất với tần suất trung bình 15 phút/chuyến.
Các địa điểm du lịch bao quanh bến phà Thuận Giang
Bao quanh bến phà Thuận Giang có rất nhiều địa điểm du lịch nổi bật. Có thể kể tới như:
Hồ Tân Trung
Hồ Tân Trung là địa điểm du lịch sinh thái mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây. Địa danh này nổi tiếng với văn hóa ẩm thực vô cùng đặc trưng của vùng đất ngập nước. Ví dụ như Lẩu cua, cá linh chiên với bông điên điển, cá He chiên tươi chấm nước mắm gừng…
Khách du lịch đến đây có thể dạo quanh lòng hồ ngắm cảnh, chèo xuồng hái sấu, hái bông điên điển. Hoặc tìm hiểu và giao lưu với những nghệ nhân “đàn ca tài tử”.
Chùa Giồng Thành
Chùa Giồng Thành là di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng Quốc Gia vào năm 1986. Ngôi chùa tọa lạc tại xã Long Sơn, huyện Phú Tân. Được xây dựng bởi hòa thượng Trần Minh Lý vào năm 1875. Chùa Giồng Thành là biểu tượng của kiến trúc văn hóa Việt, với văn hóa Ấn Độ. Đây lại địa điểm du lịch tâm linh An Giang nổi tiếng thu hút đông khách tham quan.
Tổ đình phật giáo hòa hảo
Tổ đình phật giáo hòa hảo là trung tâm tâm giáo bản địa của vùng đất An Giang nói riêng. Cũng như khu vực các tỉnh thành Tây Nam Bộ nói chung. Công trình văn hóa này được xây dựng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân.
An Hòa Tự
An Hòa Tự là di tích lịch sử Phật Giáo tiêu biểu của giáo phái Hòa Hảo. Được xây dựng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Trên thực tế An Hòa Tự còn được người dân và tín đồ trong vùng gọi là Chùa Thầy.
Ngôi chùa có khuôn viên rộng tới 16.000 m2 nằm ngay đường tỉnh lộ 954. Từ ngôi chùa này chỉ có thể nhìn thấy bến phà Thuận Giang trong bán kính chưa đến 1km.
Làng nghề Phú Mỹ
Làng nghề Phú Mỹ huyện Phú Tân là làng nghề làm bánh phồng cực kỳ nổi tiếng. Đây là ngôi làng đã có lịch sử hơn 70 năm tồn tại và phát triển. Hiện tại nơi đây có tới 49 cơ sở sản xuất bánh phồng. Với số lượng lao động lên tới 300 người. Nếu muốn ghé thăm các cơ sở làm bánh phồng nổi tiếng tại khu vực này. Khách du lịch có thể tìm đến cơ sở Lê Minh Dơn, cơ sở Ngô Thị Dờn, cơ sở Trần Văn Tâm…
Trên đây là toàn bộ những thông liên quan đến Bến phà Thuận Giang. Hy vọng nội dung này phần nào giải đáp được thắc mắc của anh/chị về uyến giao thông trọng yếu mang nhiều ý nghĩa trong phát triển kinh tế văn hóa của tỉnh An Giang này.
>>>> Xem thêm: Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2023: 5 điều thú vị không thể bỏ lỡ