Bất động sản ĐBSCL có cơ hội & tiềm năng để đầu tư không?

Bất động sản ĐBSCL 1

Bất động sản ĐBSCL đang trở thành tâm điểm đầu tư mới của thị trường. Vậy mảnh đất này đang sở hữu tiềm năng gì? Đầu tư vào đây có cơ hội hay không? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời.

Bất động sản ĐBSCL – thị trường đầy tiềm năng

Giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, trong giao thương với các nước ASEAN, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang được Chính phủ chú trọng và ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, do đó được đánh giá có nhiều nội lực để phát triển BĐS trong thời gian tới.

Khi đánh giá chung về nội lực của các tỉnh, thành, đầu tiên phải kể đến vị thế của ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng. Nổi bật có tỉnh An Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, được đánh giá là vựa lúa của cả nước và cũng là địa phương có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, cảnh quan phong phú.

Xét về lĩnh vực thu hút đầu tư FDI, vùng Tây Nam Bộ có nhiều tiềm năng tăng trưởng với tỉnh Long An là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Kiên Giang đứng thứ hai và tiếp theo đó là các tỉnh, thành: Bạc Liêu, Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau… cũng chiếm tỷ trọng lớn về thu hút đầu tư. Nói thêm về Kiên Giang, đây là tỉnh có nhiều điểm sáng đáng kỳ vọng về lĩnh vực du lịch, thương mại dịch vụ, BĐS… song hành cùng mục tiêu phát triển các đô thị động lực làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Bất động sản ĐBSCL 2

Theo chia sẻ của giới đầu tư chuyên sâu, thị trường BĐS Tây Nam Bộ có sự phát triển sôi động so với cách đây 5 năm khi sở hữu lợi thế về quỹ đất lớn, mức giá còn thấp, và qua các năm không xảy ra tình trạng sốt đất ảo. Các dự án có pháp lý vững chắc, mức giá bình dân đi cùng nhiều hình thức ưu đãi chiết khấu ghi nhận sức hấp thu tốt, với đà tăng 2 – 5% ở các đợt mở bán giai đoạn mới. Nổi bật, phân khúc căn hộ chung cư được dự báo sẽ phát triển mạnh tại thị trường các tỉnh, thành An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ,…

Bất động sản ĐBSCL được hưởng lợi từ hạ tầng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, khi chất lượng hạ tầng giao thông tăng 1% thì thu hút FDI trên đầu người sẽ tăng 2,4%. Các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, để tối ưu và giảm chi phí tiếp vận cho vùng ĐBSCL cần tạo đột phá trong chính sách, thể chế để thu hút vốn đầu tư phát triển logistics.

Vừa qua, theo thông tin tại Hội thảo “Xóa trắng cao tốc – phát huy lợi thế Đồng bằng sông Cửu Long”, đến năm 2030, toàn vùng ĐBSCL sẽ được đầu tư xây mới khoảng 760km đường cao tốc, và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420km.

Cụ thể, hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; triển khai và cơ bản hoàn thành tuyến Cần Thơ – Cà Mau với chiều dài 109km. Các tuyến cao tốc trọng điểm như Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (188km), Mỹ An – Cao Lãnh (26km), Cao Lãnh – An Hữu (27km), Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (80km) sẽ được tổ chức khai thác vào giai đoạn 2021 – 2025.

Bất động sản ĐBSCL 3

Mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư khi rót vốn tại những khu vực trung tâm là khả năng lưu thông, do đó khi các chính sách vĩ mô, luật và các gói đầu tư bắt đầu triển khai sẽ làm thay đổi đến mặt bằng chung thị trường BĐS.

Dựa theo nhịp tăng trưởng kinh tế như hiện nay, xu hướng đầu tư vào BĐS Tây Nam Bộ đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Để thị trường BĐS phát triển bền vững, trong thời gian tới, Tây Nam Bộ cần thêm trợ lực đẩy nhanh dòng vốn đầu tư ở các lĩnh vực năng lượng, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng giao thông, cải tạo môi trường đầu tư cho người dân và doanh nghiệp…

Với những cam kết của Chính phủ về việc bổ sung nhiều dự án hạ tầng giao thông logistics, vùng đất “Chín Rồng” có nhiều tiền đề để sớm cất cánh, thu hút phát triển đa ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực BĐS trong thời gian tới.

An Giang – điểm sáng mới trên bản đồ địa ốc Tây Nam bộ

Nhiều năm trở lại đây, An Giang nổi lên như một điểm đến thu hút đầu tư BĐS hấp dẫn tại Tây Nam Bộ với nhiều dự án “chiếm sóng” thị trường. Nổi bật trong đó là dự án Khu đô thị Phúc An Asuka, T&T Long Xuyên, TNR Tân Châu, Diamond City, The New City Châu Đốc,…

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và có dân số đông nhất vùng, An Giang sở hữu diện tích khá lớn, trong đó có nhiều cảnh quan tươi đẹp, núi sông kỳ vĩ.

Vào những dịp lễ, tết, lượng khách du lịch đến An Giang tăng đột biến. Riêng trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5/2022, ước tính có khoảng 300.000 lượt du khách trong và ngoài nước tới địa phương này tham quan, tăng 51% so với cùng kỳ 2021. Phần lớn du khách tới An Giang chọn lên Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, viếng miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam. Nhờ thế mạnh về du lịch tâm linh, tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với các địa phương khác do lượng khách quay trở lại rất cao, tạo nên dòng chảy giao thương sầm uất. Để phát huy thế mạnh này, An Giang cần tiếp tục thực hiện các chương trình đẩy mạnh hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh, thực thi các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các dự án du lịch trọng điểm.

Bất động sản ĐBSCL 4

Một điểm thuận lợi khác của bất động sản An Giang đó chính là liên kết hạ tầng giao thông đang được thúc đẩy mạnh mẽ, có thể kể đến như khởi công dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên, kiến nghị đầu tư cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng… Giai đoạn 2021-2025, tỉnh tập trung đầu tư hạ tầng giao thông trọng điểm, nhất là các tuyến tỉnh lộ, giải quyết những “điểm nghẽn” về lưu thông, mở ra nhiều kỳ vọng mới cho BĐS phát triển.

Với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, An Giang có TP.Long Xuyên được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TP.Châu Đốc là đô thị loại II, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế – xã hội.

An Giang nói riêng và bất động sản vùng ĐBSCL nói chung hiện đang sở hữu sức hút về vị trí, địa hình, tiềm năng du lịch và hạ tầng được đầu tư. Đặc biệt, nơi đây quỹ đất còn nhiều, giá đất còn rẻ (gần như là F0), được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển. Đó cũng là lý do giới đầu tư sau vài năm “chinh chiến” tại Tp. HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai,… thì hay đều đã chuyển hướng đến mảnh đất “hứa” – miền Tây Nam bộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *