An Giang là một tỉnh có nhiều lợi thế về tài nguyên và vị trí địa lý để phát triển kinh tế – xã hội. Để tận dụng hiệu quả các nguồn lực này, An Giang đã triển khai kế hoạch phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Kế hoạch này nhằm mục đích quán triệt các chính sách việc làm gắn với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển việc làm xanh gắn với quy hoạch kinh tế – xã hội và bố trí đầu tư. Một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch là tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,5% hàng năm.
Ngoài ra, việc lên kế hoạch mới này của tỉnh An Giang đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực thay đổi một cách đột phá, thu hút nhiều nhà đầu tư đổ bộ.
Kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh An Giang
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa ký Kế hoạch số 338/KH-UBND ngày 9/5/2023 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang.
Mục đích của kế hoạch là quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập; thực hiện phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địa phương làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; trong đó triển khai các giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào con người, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, chủ động thích ứng với xu hướng già hóa dân số và sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng thời triển khai đồng bộ các chính sách việc làm gắn với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển việc làm bền vững, việc làm xanh gắn với quy hoạch kinh tế – xã hội và bố trí đầu tư; tăng cường các hình thức tín dụng để phát triển việc làm.
Theo đó, An Giang phấn đấu phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao. Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong tỉnh với thị trường lao động trong nước và ngoài nước.
Cụ thể, An Giang phấn đấu đến năm 2025: Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 35%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hằng năm đạt 6,5%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 31,5%.
Duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3,5%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.
Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2025 đạt 25,13%; trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến năm 2025 chiếm 18,62% lực lượng lao động trong độ tuổi; 14,29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2025 (theo Quyết định số 2509/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 của UBND tỉnh); chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Mục tiêu phát triển An Giang
Để đạt mục tiêu, An Giang phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; phục hồi và ổn định thị trường lao động; thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư nguồn lực cho các chương trình, đề án tạo nhiều việc làm bền vững, nhất là việc làm năng suất cao; nghiên cứu đề xuất các giải pháp để hỗ trợ tuyển dụng và sử dụng các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia thị trường lao động, có việc làm bền vững.
Có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp để thu hút, sử dụng lao động chính thức, chuyển dần lao động phi chính thức sang lao động chính thức.
Nâng cao nhận thức, nhất là người đứng đầu các sở, ban, ngành và các địa phương về vai trò, tầm quan trọng phát triển thị trường lao động; chủ động có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển thị trường lao động bền vững.
Bất động sản hưởng lợi nhờ kinh tế phát triển
Phúc An Asuka là dự án khu đô thị phức hợp do Trần Anh Group phát triển. Dự án có quy mô 106ha được quy hoạch hoàn chỉnh, bao gồm shoptel thương mại, nhà phố & biệt thự cùng hệ thống công viên sinh thái xanh mát sẽ mang lại không gian sống xanh, thoáng đãng cho cư dân. Phúc An Asuka nằm ngay mặt tiền đường Tôn Đức Thắng – QL91, phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc. Đây là tuyến đường xương sống nối liền 4 tỉnh thành gồm: Cần Thơ – An Giang – Hậu Giang – Sóc Trăng.
Châu Đốc nổi tiếng là thành phố du lịch tâm linh hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án nằm trong trung tâm của Thành phố Lễ Hội – nơi nổi tiếng với rất nhiều lễ hội văn hóa và tôn giáo được tổ chức thu hút hàng triệu du khách hàng năm.
Không chỉ sở hữu tiềm năng gia tăng giá trị từ du lịch, Phúc An Asuka còn nắm giữ yếu tố hưng thịnh: Tựa sơn – Hướng thủy. Phúc An Asuka là dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm và đầu tư nhờ hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của An Giang.